Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài 3)

Người dân xã Thanh Vân (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) thu hoạch lúa mùa, bảo đảm lương thực, phục vụ đời sống ấm no.Ảnh: Minh Tâm - TTXVN
Người dân xã Thanh Vân (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) thu hoạch lúa mùa, bảo đảm lương thực, phục vụ đời sống ấm no.Ảnh: Minh Tâm - TTXVN

Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo, phóng viên TTXVN thực hiện loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo".

Bài 3: Huy động nguồn lực phát triển vùng biên

Nhà nước và chính quyền địa phương đã huy động tất cả nguồn lực, lồng ghép các Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới và nhiều đề án để từng bước thay đổi diện mạo vùng biên. Qua đó, giảm hủ tục lạc hậu, bảo đảm an sinh xã hội cũng như nâng cao dân trí đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.

Xây dựng cơ sở hạ tầng

Lai Châu là tỉnh khó khăn vùng cao biên giới, địa bàn chia cắt, 85% đồng bào dân tộc thiểu số, với tỷ lệ hộ nghèo cao. Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu, tỉnh Lai Châu đã đa dạng hóa nguồn vốn bằng việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Trong đó, sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước đã tạo đà, tạo niềm tin cho nhân dân, tạo cơ sở để thu hút nguồn lực triển khai, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn. Ngoài ra, tỉnh huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua các hình thức thu hút đầu tư, liên doanh, liên kết và nhất là tăng vốn tín dụng cho các hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã vay để phát triển sản xuất.

Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài 3) ảnh 1Bà con dân tộc Mảng ở xã Nậm Pan, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) chăn nuôi trâu và phát triển thành đàn, thu nhập làm kinh tế ổn định, dần thoát nghèo. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN

Giai đoạn 2016 - 2019, tỉnh Lai Châu đã giảm 15.920 hộ nghèo, tương đương 20,28%, trung bình giảm 5,07%/năm. Ước tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh còn 17.055 hộ nghèo, chiếm 16,62%. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đạt 640.000 đồng/người/tháng, gấp 1,6 lần so với năm 2015.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Giàng A Tính khẳng định, các chính sách đầu tư cho giảm nghèo đã đến với đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả tích cực. Hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn từng bước được đầu tư hoàn thiện, góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, giải quyết cơ bản nhu cầu của người dân về điện - đường - trường - trạm, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Từ đây, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tại xã đặc biệt khó khăn Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh tế nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đã dần cải thiện. Cuối nhiệm kỳ 2010 - 2015, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ nghèo 80%, đến nay đã tăng 14,5 triệu đồng/người/năm, giảm nghèo xuống 65,67%.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lai Châu Vũ Văn Hoàn cho biết, những năm gần đây, bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, tại xã Nậm Ban, điện đã được mắc đến bản, đường giao thông được bê tông hóa, trường học từng bước kiên cố, có nước sinh hoạt hợp vệ sinh, bà con được quan tâm chăm sóc sức khỏe…

Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, tệ nạn xã hội bị đẩy lùi. Trong phát triển kinh tế, người dân đã biết khai hoang diện tích ruộng, nương, đưa giống cây trồng hiệu quả kinh tế và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.

Vào xã Nậm Ban giờ đây thuận lợi, xe ô tô đi tận trung tâm xã, không còn phải đi bằng xe máy cheo leo, vất vả men theo đường dân sinh như 10 năm về trước chúng tôi đã từng đi. Dẫn chúng tôi đi thăm bản người Mảng ở trung tâm xã, Đại úy Bùi Văn Hoàn - Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Ban là cán bộ biên phòng tăng cường phấn khởi chia sẻ, người dân ở đây, trong đó có dân tộc Mảng đã “sáng” dần lên rồi. Người dân đã ổn canh, ổn cư, ý thức vươn lên làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo và loại bỏ dần các hủ tục lạc hậu.

Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Ban Bùi Văn Hoàn chỉ tay lên từng khoảnh rừng xanh tốt và nói đó là diện tích cây thảo quả, cây sa nhân tím, cây sơn tra cho giá trị kinh tế cao của người dân. Thời gian tới, xã Nậm Ban sẽ xây dựng mô hình chăn nuôi gia súc tập trung để bà con người Mảng học và làm theo.

Cầm tay chỉ việc

Huyện biên giới Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có điểm xuất phát kinh tế thấp, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, cơ sở vật chất và điều kiện sản xuất còn khó khăn, diện tích đá nhiều, diện tích đất ít, thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, chính quyền huyện Mèo Vạc có nhiều giải pháp và cách làm hay vận dụng hiệu quả, phù hợp cho từng địa bàn, từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đến hình thành các dự án và phát triển gia trại. Đặc biệt, cán bộ cơ sở đã gần gũi tuyên truyền vận động, sắn tay trực tiếp hướng dẫn cho bà con dân tộc kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, vệ sinh môi trường…

Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài 3) ảnh 2Người dân xã Thanh Vân (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) thu hoạch lúa mùa, bảo đảm lương thực, phục vụ đời sống ấm no. Ảnh: Minh Tâm - TTXVN

Điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là mô hình chăn nuôi bò tại xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Bí thư Đảng ủy xã Xín Cái Phan Văn Hào cho biết, 20 năm trước khi mới đầu thực hiện dự án nuôi bò, các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số còn lạ lẫm nên cán bộ chuyên môn về bản ăn, ở với dân để hướng dẫn người nuôi bò cách làm chuồng trại vệ sinh, thoáng mát và kỹ thuật nuôi sao cho hiệu quả kinh tế.

Ông Giàng Sìn Pó, 60 tuổi, dân tộc H'Mông ở thôn Tìa Chớ, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc cho biết, trước đây cán bộ về tuyên truyền với người dân Nhà nước sẽ hỗ trợ giống bò để bà con nuôi. Nhiều hộ dân bỡ ngỡ không biết nhận về sẽ chăn nuôi thế nào, liệu có hiệu quả kinh tế không.

Chính quyền địa phương đã chọn nhà đảng viên, cán bộ thôn bản, người có uy tín đi đầu nhận làm trước, để bà con thấy hiệu quả thì làm theo. Được cán bộ chuyên môn về hướng dẫn “cầm tay chỉ việc”, bà con dân bản nghe, làm theo… Nhờ mô hình nuôi bò hiệu quả, gia đình ông Giàng Sìn Pó giờ đây đã mua được xe ô tô tải và vừa xây được 2 ngôi nhà trị giá gần 2 tỷ đồng.

Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo (Bài 3) ảnh 3Hộ ông Giàng Sìn Pó ở thôn Tìa Chớ, xã Sơn Vĩ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) từ hộ nghèo giờ đây đã trở thành hộ khá giả. Ảnh: Quyết Chiến - TTXVN

Hiện nay, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đang phát triển nhiều mô hình chăn nuôi nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, những mô hình bước đầu mang lại hiểu quả kinh tế, được người dân hưởng ứng. Điển hình như mô hình nuôi bò vỗ béo, nuôi bò sinh sản hay nuôi lợn bản địa..., mỗi năm thu lại từ 200 - 300 triệu đồng.

Xã Xín Cái cũng chú trọng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động, ký kết cung cấp lao động cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, coi đây là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân. Nhờ đó, tỉ lệ giảm nghèo bình quân trong 5 năm qua của xã Xín Cái đạt đạt 5,89%/năm. (Còn tiếp)

 Việt Hoàng - Lục Thu - Minh Tâm - Quyết Chiến - Đinh Thùy

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Các khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Các khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt

Thông tin về thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, chiều tối 19/4, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết: Trong dịp nghỉ lễ trên, thời tiết trên phạm vi toàn quốc nhìn chung thuận lợi, không xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường, tạo thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.

Bắt giữ các đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và xuất, nhập cảnh trái phép

Bắt giữ các đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và xuất, nhập cảnh trái phép

Đồn Biên phòng Si Pha Phìn phối hợp với các phòng chức năng thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên phát hiện, bắt giữ 5 đối tượng có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định; bắt giữ một đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy, tang vật thu 15gram thuốc phiện.

Lãnh đạo tỉnh Điện Biên trao quà cho các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Điện Biên gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức gặp mặt 260 cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vùng cao Lục khu huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, không có sông, suối, lại khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN phát

Cao Bằng khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn

Thời tiết khô hạn kéo dài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khiến cho tiến độ sản xuất vụ xuân của nông dân gặp nhiều khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo nhân dân khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với thời tiết.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh: Đắk Lắk và Phú Yên thành lập Tổ phối hợp liên tỉnh

Ngày 18/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị triển khai chủ trương của Trung ương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung và Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên Cao Thị Hòa An chủ trì hội nghị.

nắng nóng, Hà Nội, thời tiết 18/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia

Thời tiết ngày 18/4/2025: Hà Nội có nơi nắng nóng trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 18/4, nhiều khu vực trong cả nước có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt. Riêng thủ đô Hà Nội có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Thanh niên - Lực lượng nòng cốt xây dựng nông thôn mới 4.0

Ngày 17/4, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả Đoàn Thanh niên tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và đề xuất giai đoạn 2026-2030.

Học sinh tại các xóm Săng Bờ, xóm Nưa, xóm Tham, xóm Lau Bai... thường phải dậy từ 5 giờ sángvà bắt đầu hành trình bằng thuyền để đến trường vì khoảng cách di chuyển rất xa. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Vùng cao Đà Bắc vượt khó, nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, ngành Giáo dục huyện Đà Bắc từng bước vượt khó mạnh mẽ, đạt được những kết quả đáng ghi nhận khi có 29/47 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó tất cả các trường tiểu học đều đạt chuẩn. Điều này đã và đang tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của giáo dục vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Hòa Bình.

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Đẩy nhanh tiến độ 2 dự án thủy lợi trọng điểm tại Đắk Nông

Theo Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh Đắk Nông, hiện tỉnh đang triển khai 2 dự án thủy lợi trọng điểm với tổng kinh phí gần 1.350 tỷ đồng. Đây là 2 dự án được triển khai tại 2 huyện Đắk Mil và Krông Nô, nơi tình trạng khô hạn có xu hướng ngày càng gay gắt trong các năm gần đây.

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Giá xăng dầu tiếp tục giảm 2 phiên liên tiếp

Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4. Theo đó, giá các loại nhiên liệu gồm xăng RON95, E5RON92, dầu điêzen, dầu hoả tiếp tục giảm, riêng dầu madút tăng nhẹ.

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Chống khô hạn, không để người dân Đồng bằng sông Cửu Long thiếu nước

Tình trạng khô hạn, thiếu nước đang diễn ra ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm, từ tháng 4 -7, tình hình nắng nóng, khô hạn có khả năng xảy ra tại nhiều khu vưc, đặc biệt là khu vực phía Tây Bắc Bộ (Điện Biên, Sơn La, Lai Châu...) và các tỉnh từ Phú Yên đến Bình Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk.

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Từ tháng 5-7, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông

Nhận định xu thế thời tiết từ tháng 5 - 7, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Hoàng Phúc Lâm cho biết, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm trên Biển Đông là 3,2 cơn, đổ bộ vào đất liền là 0,3 cơn).

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Hà Nam ngăn chặn đám cháy rừng Ba Sao không để lan rộng

Sáng 17/4, ông Nguyễn Thành Thăng, Chủ tịch UBND thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam cho biết, đến khoảng 1h30 ngày 17/4, đám cháy rừng tại khu vực phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng đã tắt, không lan rộng sang các khu vực xung quanh. Do đám cháy xảy ra trên núi cao nên đến thời điểm này vẫn chưa thống kê đầy đủ diện tích đám cháy.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 17/4/2025: Vùng núi phía Tây Trung Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 17/4, nhiều khu vực có nắng, có nơi nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nền nhiệt trên 37 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Đắk Nông tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án tại huyện Đắk Glong

Việc đẩy nhanh tiến độ các dự án, từ đầu tư công cho tới các chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hiện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, nổi bật là chồng lấn quy hoạch mỏ khoáng sản bô xít Đắk Nông và thực trạng huyện chưa có mỏ đất san lấp nào được cấp phép khai thác.

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Xanh hóa “vùng đất khát” Ninh Thuận

Nói đến Ninh Thuận thì hầu như ai cũng đều biết đến, đó là địa phương của “nắng và gió” với đặc trưng “gió như phang, nắng như rang”. Nắng chói chang từ trên trời đổ xuống, nắng từ đất bạc khô cằn hắt lên… đã làm cho Ninh Thuận gặp nhiều khó khăn về nguồn nước. Những năm về trước, mùa hạn đến là Ninh Thuận lại phải "gồng mình" tìm nguồn nước để cứu khát cho người dân ở một số địa phương, rất vất vả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao

Sáng 16/4, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII do Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề 1, trong đó nêu rõ tại Hội nghị Trung ương 11 các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng được bổ sung, hoàn thiện nội dung theo hướng có tính cách mạng, hành động, khả thi cao, ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời bảo đảm tính khái quát cao của Văn kiện Đại hội Đảng.

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Vụ cháy rừng tại Vĩnh Phúc: Thiệt hại 20 ha rừng bạch đàn ở núi Ngang

Liên quan đến vụ cháy rừng ở núi Ngang, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, ông Lưu Xuân Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Đạo Trù cho hay, chính quyền địa phương và ngành chức năng đã xác định ban đầu có 20ha rừng bạch đàn chủ yếu ở xã Đạo Trù (một phần ở xã Bồ Lý - Tam Đảo) bị thiệt hại.