Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 31/2020/QĐ-TTg sửa đổi Điều 5 Quyết định số 03/2019/QĐ-TTg ngày 15/1/2019 về ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.
Những năm gần đây, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc tại xã 135 Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đang có sự chuyển biến tích cực. Nhiều hủ tục lạc hậu bị bài trừ, nhân dân thực hiện nếp sống văn minh tiến bộ, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Như tin đã đưa, sáng 24/8, do ảnh hưởng của mưa to kèm giông lốc vào khoảng 3 sáng, tại thôn Khau Phiêng, xã Khau Tinh, huyện Na Hang (Tuyên Quang) đã xảy ra vụ sạt lở đất nghiêm trọng khiến 3 cháu nhỏ trong một gia đình người Mông tử vong.
Sốp Cộp là huyện vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Trong những năm qua, nhờ thụ hưởng nhiều chương trình chính sách về giảm nghèo như Chương trình 135, Chương trình 30a, bộ mặt nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc.
Nhằm giúp các hộ thoát nghèo nhanh và bền vững, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền trên địa bàn, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh huy động nguồn lực từ Trung ương, địa phương để hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ nguồn kinh phí Trung ương và địa phương, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Trà Vinh giải ngân hơn 413 tỷ đồng thực hiện các chính sách nâng cao mức sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ rệt. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Khmer còn 3,92%, giảm 20,73% so với năm 2015.
Ngày 18/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến làm Trưởng đoàn đã làm việc tại tỉnh Cao Bằng về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Trong 5 năm qua, bằng các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình 135, ngân sách tỉnh, huyện... tỉnh Thái Nguyên đã đầu tư hơn 6000 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, góp phần tạo ra sự chuyển biến đáng kể về hạ tầng các xã nông thôn; hoàn thiện hệ thống giao thông từ xã đến huyện, tỉnh; đảm bảo nước tưới ổn định cho 85.000 ha cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp; hệ thống lưới điện được tiếp tục đầu tư nâng cấp; từng bước đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phát triển giáo dục đào tạo của nhân dân, giảm nhanh số hộ nghèo, cận nghèo...
Ngày 10/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Với nhiều ưu điểm nhanh cho thu hoạch, đầu ra cho sản phẩm ổn định, phù hợp với đất đai, khí hậu tại địa phương… vài năm trở lại đây, trồng dược liệu đã được người dân ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tích cực triển khai. Do nguồn thu khá và ổn định trồng dược liệu đang là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân ở xã thuộc Chương trình 135 này.
Nhờ triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đến từng thôn, bản, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã giúp nhiều hộ nghèo thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi…, đời sống ngày một đổi thay.
Với chủ trương thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư, xây dựng hệ thống điện - đường - trường - trạm, cũng như triển khai, thực hiện các chương trình và đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Để ghi nhận những kết quả trong công tác giảm nghèo, phóng viên TTXVN thực hiện loạt 4 bài viết với chủ đề "Đòn bẩy giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo".
Bằng các giải pháp tích cực, lồng ghép các chính sách của Trung ương và địa phương, tình hình kinh tế - xã hội tại các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Thuận đã có những bước chuyển biến khá toàn diện.
Ngày 5/8, Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước phối hợp với Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) tổ chức cấp con giống, nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn thuộc huyện biên giới Bù Gia Mập.
Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135), tỉnh Ninh Thuận tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn, góp phần rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền, các dân tộc trên địa bàn.
Giai đoạn 2011 - 2020, đã có trên 209.000 lượt hộ dân ở Lào Cai được hưởng lợi từ các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (Chương trình 135) với tổng nguồn vốn trên 1.639 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn của Chương trình 135, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã xây dựng mô hình trồng mới 15 ha cây sa nhân tím dưới tán rừng tại xã Nậm Lạnh với tổng kinh phí gần 392 triệu đồng.
Ngày 22/11, tại thành phố Quy Nhơn, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2021-2025 các tỉnh khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu chủ trì hội thảo, cùng với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận và Ninh Thuận.
Ngày 8/11, tại Cao Bằng, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo đánh giá chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, đề xuất khung chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang).
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa IX) về công tác dân tộc, tại Lâm Đồng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện. Cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa từng bước được đầu tư, sản xuất có bước phát triển. Công tác y tế, giáo dục, văn hóa, an sinh xã hội được chú trọng.
Tỉnh Bắc Giang dự kiến kế hoạch vốn ngân sách Trung ương, địa phương gần 450 tỉ đồng trong năm 2020 cho thực hiện các dự án, chính sách nhằm cải thiện, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Điện Biên là tỉnh miền núi, khó khăn bậc nhất của cả nước. Tuy nhiên, nhờ thực hiện tốt các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ sản xuất theo Chương trình 135 nên những năm vừa qua, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.
Năm 2019, tỉnh Quảng Ninh phấn đấu có thêm 12 xã, 14 thôn hoàn thành Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi); không còn xã đặc biệt khó khăn và cơ bản không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn; giảm 0,4% tỷ lệ hộ nghèo, tương đương gần 1.400 hộ.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành tiêu chí xác định xã, thôn hoàn thành mục tiêu Dự án 2 (Chương trình 135) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Ngày 17/1, tại Thái Nguyên, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác dân tộc, 20 năm thực hiện Chương trình 135 và 5 năm thực hiện Chiến lược công tác dân tộc của Chính phủ. Dự chương trình có đại diện lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, các sở, ban, ngành liên quan cùng 9/9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Ngày 28/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Hội thảo “Chương trình 135 - Dấu ấn 20 năm đồng hành với đồng bào dân tộc thiểu số và vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự và chủ trì Hội thảo.
Đời sống của người dân xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hôm nay đã có nhiều đổi thay, thu nhập bình quân đầu người từng bước được nâng lên, diện mạo nông thôn đang đổi thay từng ngày. Đây là kết quả có sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn Chương trình 135.
Tỉnh Nghệ An đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện tốt Chương trình 135, trong đó có việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình 135; rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách hiện hành liên quan đến Chương trình 135. Trên cơ sở đó, tỉnh đề xuất tích hợp, sửa đổi bổ sung hoặc bãi bỏ các chính sách theo hướng tập trung, gọn đầu mối.
Nhiều năm qua, nguồn vốn từ Chương trình 135 đã góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân vùng cao Yên Bái, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Yên Bái từng bước được cải thiện, làm thay đổi diện mạo các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Những năm qua, nguồn vốn Chương trình 135 được phát huy hiệu quả tại xã Bình An, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Bên cạnh việc tuyên truyền người dân hiểu về lợi ích của các công trình mang lại để chung tay quản lý, sử dụng, chính quyền xã Bình An ưu tiên lựa chọn các đầu điểm xây dựng công trình cấp thiết nhất, có tính lan tỏa để đầu tư. Nhờ đó đời sống, thu nhập của người dân ngày một nâng cao, góp phần làm thay đổi diện mạo xã miền núi đặc biệt khó khăn này.