Từ nguồn vốn này, tỉnh Lào Cai đã phân bổ cho các địa phương thuộc diện thụ hưởng thực hiện đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng; duy tu bảo dưỡng các công trình; hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở. Qua đó, chương trình đã góp phần giúp người dân các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh phát triển.
Ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, điểm nhấn trong thực hiện chính sách dân tộc thông qua Chương trình 135 ở Lào Cai là đã sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào việc tạo sinh kế cho đồng bào vượt khó phát triển và vươn lên, đặc biệt là hỗ trợ vốn, đất đai, tư liệu, vật tư, công cụ và phương pháp... để người dân phát triển sản xuất.
Cụ thể, có trên 209.000 lượt hộ dân hưởng lợi từ chương trình với các hoạt động hỗ trợ như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ tư liệu sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ thực hiện 47 mô hình phát triển sản xuất làm điểm trình diễn tham quan, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm... Đã có 120 xã khu vực III và xã biên giới, 114 thôn ở các xã khu vực I và khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135 được hỗ trợ tỉnh xây dựng. Tỉnh Lào Cai đã duy tu, bảo dưỡng trên 1.800 công trình cơ sở hạ tầng như: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, trường mầm non và một số công trình thiết yếu khác.
Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn đã góp phần tích cực vào sự thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các xã 135 nói riêng, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn với sản xuất hàng hóa. Nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tập quán sản xuất dần được thay đổi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Tỷ lệ hộ nghèo tại Lào Cai bình quân giảm 5 - 6%/năm. Năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 11,46% (năm 2011 là 35,28%); thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 70,6 triệu đồng, ước đạt 77 triệu đồng năm 2020. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 340.000 tấn.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng tại các xã hưởng thụ chương trình được tăng cường và chuyển biến rõ nét. Dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 62,7%, 100% số xã và 98% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm; trong đó có 80% đường tới các thôn bản được cứng hóa, 100% thôn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% (năm 2011 là 86%). Tỷ lệ các xã được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 81%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 65% (năm 2011 là 41,7%).
Năm 2019, tỉnh Lào Cai có 11 xã và 95 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Dự kiến hết năm 2020, Lào Cai có thêm 25 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình này. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 là xã đạt được một trong hai tiêu chí quan trọng sau: Được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc được nâng lên phường, thị trấn; có tổng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 dưới 35%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dưới 20%.
Ông Nông Đức Ngọc - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cho biết, điểm nhấn trong thực hiện chính sách dân tộc thông qua Chương trình 135 ở Lào Cai là đã sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào việc tạo sinh kế cho đồng bào vượt khó phát triển và vươn lên, đặc biệt là hỗ trợ vốn, đất đai, tư liệu, vật tư, công cụ và phương pháp... để người dân phát triển sản xuất.
Cụ thể, có trên 209.000 lượt hộ dân hưởng lợi từ chương trình với các hoạt động hỗ trợ như: Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi; hỗ trợ tư liệu sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ thực hiện 47 mô hình phát triển sản xuất làm điểm trình diễn tham quan, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm... Đã có 120 xã khu vực III và xã biên giới, 114 thôn ở các xã khu vực I và khu vực II thuộc diện đầu tư Chương trình 135 được hỗ trợ tỉnh xây dựng. Tỉnh Lào Cai đã duy tu, bảo dưỡng trên 1.800 công trình cơ sở hạ tầng như: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn, trường mầm non và một số công trình thiết yếu khác.
Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai, việc triển khai thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn đã góp phần tích cực vào sự thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và các xã 135 nói riêng, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn với sản xuất hàng hóa. Nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số về tập quán sản xuất dần được thay đổi, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Tỷ lệ hộ nghèo tại Lào Cai bình quân giảm 5 - 6%/năm. Năm 2019 tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 11,46% (năm 2011 là 35,28%); thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 70,6 triệu đồng, ước đạt 77 triệu đồng năm 2020. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 ước đạt 340.000 tấn.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng tại các xã hưởng thụ chương trình được tăng cường và chuyển biến rõ nét. Dự kiến đến hết năm 2020, tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 62,7%, 100% số xã và 98% thôn bản có đường ô tô đến trung tâm; trong đó có 80% đường tới các thôn bản được cứng hóa, 100% thôn có điện lưới quốc gia. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95% (năm 2011 là 86%). Tỷ lệ các xã được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt 81%, tỷ lệ lao động qua đào tạo 65% (năm 2011 là 41,7%).
Năm 2019, tỉnh Lào Cai có 11 xã và 95 thôn hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Dự kiến hết năm 2020, Lào Cai có thêm 25 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình này. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 là xã đạt được một trong hai tiêu chí quan trọng sau: Được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn nông thôn mới hoặc được nâng lên phường, thị trấn; có tổng tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 dưới 35%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo dưới 20%.
Lục Hương Thu