Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn

2021 là năm có nhiều khó khăn và thách thức nhưng cũng là năm công tác dân tộc đạt được những thành tựu quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giúp miền núi tiến kịp miền xuôi và “không ai bị bỏ lại phía sau”. Nhân dịp đầu xuân Nhâm Dần 2022, Báo ảnh Dân tộc và Miền núi (Thông tấn xã Việt Nam) đã có cuộc trao đổi với Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh về các vấn đề liên quan đến công tác dân tộc...

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 1Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

* Thưa Bộ trưởng, 2021 là năm có nhiều thành tựu trong công tác dân tộc, Bộ trưởng có thể đánh giá một số thành tựu quan trọng mà Ủy ban Dân tộc đã đạt được trong năm qua?

- Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó có 53 dân tộc thiểu số với trên 14 triệu người, chiếm hơn 14,7% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu tại 51 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại và bảo vệ môi trường sinh thái.

Những năm vừa qua, nhờ có sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có bước phát triển vượt bậc, diện mạo nông thôn miền núi có nhiều thay đổi, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từng bước được cải thiện, niềm tin của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố.

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 2Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Phúc Khoa, Mường Khoa, huyện Than Uyên (Lai Châu). Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

2021 là năm diễn ra nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng là năm đầu tiên triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Ủy ban Dân tộc đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Sự kiện nổi bật nhất trong công tác dân tộc năm 2021 là Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025. Đây là lần đầu tiên nước ta có Chương trình mục tiêu Quốc gia dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chương trình là quyết sách lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 3Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, động viên các em học sinh DTTS vượt khó, học giỏi tại xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: baodantoc.vn

Năm 2021, Ủy ban Dân tộc tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc. Ủy ban Dân tộc chỉ đạo xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn lực, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, định canh định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật và tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tăng cường hỗ trợ thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới, thực hiện chính sách đối với những người có uy tín, bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ công chức viên chức, đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực dân tộc thiểu số…

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 4Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng 150 suất quà cho các hộ gia đình người có công, hộ gia đình chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Vũ Hoàng Giang – TTXVN

Cùng với việc thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy về lãnh đạo công tác dân tộc và ban hành các chính sách đặc thù riêng của từng địa phương như: chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vùng khó khăn; chính sách hỗ trợ học phí và trợ cấp xã hội cho học sinh dân tộc thiểu số; chính sách về chế độ đãi ngộ đối với bác sĩ công tác tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chính sách bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách bảo hiểm y tế đối với Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; chính sách hỗ trợ, tặng quà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu biểu; chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số...

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 5Bộ  trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Thị xã Sa Pa (Lào Cai). Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Tuy nhiên, năm 2021 cũng là năm đầy thách thức với công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc. Thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban Dân tộc đã nỗ lực cùng các cơ quan công tác dân tộc ở địa phương tập trung phòng chống dịch, các thông tin về dịch. Công tác phòng chống dịch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được truyền tải nhanh, minh bạch, đầy đủ, các hoạt động tuyên truyền phòng chống dịch bệnh COVID-19 được triển khai bằng các tiếng dân tộc phù hợp với từng địa phương, phát huy vai trò người có uy tín trong việc tuyên truyền, vận động đồng bào chống dịch, kiểm tra, giám sát, đôn đốc triển khai các gói cứu trợ của Nhà nước đến những người bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, không để đồng bào bị đói do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 6Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh tặng quà tập thể và hộ nghèo, gia đình chính sách, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An). Ảnh: baodantoc.vn

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc năm 2021 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Do việc ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên việc xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện chương trình, dự án chính sách dân tộc phải điều chỉnh kế hoạch và triển khai thực hiện. Năm 2021 là năm chuyển tiếp giai đoạn cũng là năm hết hiệu lực của nhiều chương trình, dự án, chính sách dân tộc, một số chính sách đang trong quá trình xây dựng chưa được triển khai thực hiện trong thực tiễn, trong khi đó việc xây dựng và ban hành các chính sách dân tộc mới nhìn chung còn chậm. Việc phân định lại các xã, thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn áp dụng cho giai đoạn từ năm 2021 - 2025 dẫn đến nhiều đối tượng không còn được thụ hưởng một số chính sách về bảo hiểm y tế, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ học sinh sinh viên dân tộc thiểu số…

* Thưa Bộ trưởng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi luôn là khu vực nhận được sự quan tâm đặc biệt với những chính sách dân tộc đặc thù. Tất cả đều hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Để đạt được mục tiêu đó thì vai trò của các chính sách, triển khai các chính sách là rất quan trọng. Xin Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chia sẻ một vài kế hoạch, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong năm 2022?

 - Năm 2022 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm bản lề thực hiện các nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2021 với tinh thần đổi mới, kỷ cương, đoàn kết, dân chủ, phối hợp chặt chẽ, Ủy ban Dân tộc xác định một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục triển khai thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến công tác dân tộc.

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 7Nhờ có những chính sách dân tộc hỗ trợ hiệu quả, bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở làng Mơ Hyen - Ôr, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang (Gia Lai) đã đẩy mạnh phát triển kinh triển kinh tế giúp đời sống có những thay đổi tích cực. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cơ quan công tác dân tộc trong năm 2022 là triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đây là một nhiệm vụ cho thấy vai trò, vị thế của cơ quan công tác dân tộc ngày càng được khẳng định nhưng cũng là nhiệm vụ nặng nề, mang trọng trách lớn đòi hỏi cơ quan công tác dân tộc phải có quyết tâm rất cao, phương pháp thực hiện cụ thể, quyết liệt, sáng tạo, đánh giá tình hình chính xác, chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện Chương trình đúng tiến độ, hiệu quả.

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 8 Các công nhân Điện lực Mai Sơn, tỉnh Sơn La lắp hệ thống điện và hướng dẫn hộ dân ở bản Bãi Tám, xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn cách sử dụng. Ảnh: TTXVN phát.

Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các chương trình, chính sách dân tộc để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của chính sách giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường công tác theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo về công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là các điểm nóng về an ninh trật tự, tình hình thiên tai, dịch bệnh, môi trường…; giải quyết những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong việc xây dựng các đề án, chính sách, văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành về công tác dân tộc…

Đời sống đồng bào và an sinh xã hội các dân tộc thiểu số được bảo đảm từ các quyết sách lớn ảnh 9Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Trong thời gian tới, cơ quan dân tộc sẽ triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo đúng đối tượng, đúng địa bàn, chính xác và khách quan. Đặc biệt, cơ quan công tác dân tộc đặc biệt chú trọng vào sự đồng thuận từ cơ quan Trung ương đến các địa phương, bộ, ngành và người dân để các chính sách dân tộc được thực thi phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đạt được hiệu quả cao.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc sẽ bước vào thực hiện nhiệm vụ trong năm mới với tâm thế mới, quyết tâm cao, vì sự nghiệp tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoàn thành thắng lợi công tác dân tộc năm 2022.

* Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Hoàng Tâm (thực hiện)

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

53/54 tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng chống bệnh sởi đạt 95,2%

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến hết ngày 3/4, có 53/54 tỉnh đã triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng, chống bệnh sởi được 762.320/800.719 đối tượng, đạt 95,2%. Đặc biệt, thành phố Cần Thơ do đã hoàn thành việc tiêm chủng cho các nhóm đối tượng đạt tỷ lệ cao trong năm 2024 và đầu năm 2025 nên còn số ít đối tượng cần tiêm chủng và triển khai lồng ghép vào ngày tiêm chủng thường xuyên.

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm năng lượng sạch

Chiều 4/4, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum)

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Các khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thông tin, liên tiếp xảy ra 6 trận động đất tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) có độ lớn từ 2.6 đến 3.4. Trận động đất mới nhất có độ lớn 3.4 xảy ra lúc 12 giờ 32 phút 38 giây ngày 4/4 (giờ Hà Nội) có tọa độ 14.790 độ Vĩ Bắc-108.275 độ Kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8.1 km; độ rủi ro thiên tai cấp 0.

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Hai cuộc đời được tiếp nối từ nghĩa cử hiến tạng của chàng trai người Nùng

Sáng 4/4, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai bệnh nhân được ghép thận từ chàng trai người Nùng hiến tặng đã khỏe mạnh, xuất viện về nhà sau hơn 1 tháng phẫu thuật. Đây là hai ca ghép thận từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lĩnh vực ghép tạng của đơn vị.

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Ninh Thuận ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển bền vững

Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 4/4/2025: Nam Bộ có nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 4/4, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vẫn rét vào sáng sớm và đêm, nhưng ngày có nơi lên đến 29 độ C.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lý giải cách quy đổi điểm tương đương trong xét tuyển đại học

Một trong những điểm mới của Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm nay đó là, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở đào tạo sử dụng nhiều phương thức tuyển sinh phải xác định quy tắc quy đổi tương đương ngưỡng đầu vào và điểm trúng tuyển của các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng, minh bạch với tất cả thí sinh. Chiều 3/4, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí để làm rõ các thông tin liên quan đến quy định này.