Từ quan niệm sống, môi trường đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc của ngôi nhà trình tường bằng đất, lợp ngói hay tranh là phù hợp nhất, với ưu điểm vừa giữ ấm về mùa đông, mát mẻ trong mùa hè và lại có thể chống được kẻ gian, thú dữ.
|
Nhà trình tường mộc mạc là vậy nhưng điều làm nên nét đẹp nguyên sơ, thơ mộng cho những ngôi nhà trình tường của người Mông chính là những màu xám của đá và nâu vàng của tường đất bỗng nổi bật sắc. Tất cả như hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo giữa cao nguyên đá, khiến bất cứ ai ngang qua cũng phải dừng chân chiêm ngưỡng. |
Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà của người Mông tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu, dù to hay nhỏ đều phải có ba gian hai cửa (gồm một cửa chính, một cửa phụ và tối thiểu là hai cửa sổ).
|
Nhà của người Mông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngô, lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác, khói bếp sẽ hạn chế được sâu mọt, ẩm mốc. |
Ba gian nhà chính của người Mông được sắp xếp như sau: Gian bên trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ; gian bên phải dùng để đặt bếp sưởi và giường khách; gian giữa thường rộng hơn hai gian bên và là gian để bàn thờ tổ tiên, đồng thời cũng là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình.
|
Với sự khéo léo, điêu luyện của đôi tay cùng sức mạnh của người dân tộc Mông, những bức tường phía ngoài dần hiện lên một cách chắc chắn, vững chãi, phẳng phiu, các góc tường – cửa đi – cửa sổ sắc nét. |
Phía trên là sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngôi nhà có thể có một hoặc hai chái nhà, đặt cối xay ngô, giã gạo...
|
Với sự khéo léo, điêu luyện của đôi tay cùng sức mạnh của mình, những bức tường phía ngoài dần hiện lên một cách chắc chắn. |
|
Dù to hay nhỏ, nhà trình tường của người Mông thường có ba gian. Trong 3 gian nhà trình tường ấy, người Mông bố trí gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. |
|
Ngôi nhà trình tường của người Mông thường có từ 3 đến 4 ô cửa nhỏ, những ô cửa này chủ yếu mở ra để thông gió và lấy ánh sáng. |
|
Tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ. Để tạo nên những bức trình tường độc đáo, người Mông thường chọn loại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. |
|
Tất cả các khâu để hoàn thiện một ngôi nhà trình tường đều được làm thủ công bằng tay mà không dùng bất cứ máy móc nào. |
|
Tường nhà làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ. |
|
Để tạo nên những bức trình tường độc đáo, người Mông thường chọn loại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. |
|
Để làm được một ngôi nhà vững chãi, bền lâu thì người Mông luôn tỉ mẩn trong giai đoạn làm móng nhà. Trước tiên, họ chọn loại đá núi bằng phẳng đem về đặt móng nhà. Móng nhà được đào sâu khoảng 1m rồi kè bằng đá kết hợp với chất kết dính là đất trộn nhuyễn lên cao hơn mặt sân khoảng hai gang tay. |
|
Đất làm nhà trình tường được ngườic Mông rất chú trọng. Sau khi chọn được đất tốt, đất lành, người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. |
|
So với nhà trình tường của người Hà Nhì, Lô Lô, Tày, Dao... nhà trình tường của người Mông có những đặc trưng riêng rất dễ nhận ra. Trước tiên là hàng rào đá bao quanh nhà và mái máng. Hàng rào đá của nhà trình tường hoàn toàn được dựng lên từ đá núi. |
|
Sàn gác phía trên để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. |