Hiện nay, ở Bắc Kạn có gần 9.300 công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc Tày, Dao, Nùng, trong đó có 8.681 nhà sàn, 8 nhà trình tường, 605 nhà đất. Việc huy động nguồn lực để bảo tồn giá trị văn hóa, kiến trúc nhà ở truyền thống của các dân tộc đang được các địa phương chú trọng nhằm phát huy tiềm năng phát triển du lịch ở Bắc Kạn.
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, nhiều du khách địa phương và nước ngoài đã lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp vô cùng độc đáo của kiến trúc tòa nhà Đại học Tổng hợp (trước đây là trụ sở Viện Đại học Đông Dương).
Nằm cách thành phố Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây, hơn 90 km, Thành cổ Bình Dao là di tích được bảo tồn nguyên vẹn nhất tại Trung Quốc. Đến nay, Thành cổ vẫn lưu giữ được hầu hết các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng được xây dựng từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Đây được ví như một bức tranh hoàn chỉnh lưu giữ những nét đặc sắc về văn hóa, kinh tế, xã hội và tôn giáo trong sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.
Nói đến nét đẹp kiến trúc Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), không thể không nhắc đến ngôi nhà dài của người Ê-đê bản xứ. Là yếu tố nhận diện tiêu biểu về lịch sử, văn hóa và con người của đô thị Buôn Ma Thuột, kiến trúc nhà dài của người Ê-đê được gìn giữ và phát huy, trở thành “sợi dây” kết nối quá khứ với hiện tại, gắn kết cộng đồng trên địa bàn thành phố.
Nhà ở truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số mang kiến trúc độc đáo, chứa đựng nét văn hóa tín ngưỡng của mỗi dân tộc. Cùng với tốc độ đô thị hóa, điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, ở nhiều nơi, đồng bào các dân tộc thiểu số có xu hướng "thoát ly" nhà ở truyền thống, khiến nguy cơ mai một bản sắc ngày càng hiện hữu... Trước thực trạng này, tỉnh Lào Cai đã và đang nỗ lực gìn giữ kiến trúc những nếp nhà truyền thống để bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.
Ngày 27/4, Lễ hội đền thờ Lê Hoàn năm 2023, đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Tuần lễ văn hóa - du lịch - ẩm thực huyện Thọ Xuân năm 2023 được tỉnh Thanh Hóa tổ chức tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền thờ Lê Hoàn (xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân).
Thuở sơ khai, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là một trong những trung tâm hành chính - kinh tế - chính trị của Nam bộ với tên gọi “Cái Bè Dinh”. Ngày nay, huyện Cái Bè là một trong những điểm du lịch sinh thái nổi tiếng thu hút du khách trong và ngoài nước với điểm nhấn là làng cổ Đông Hòa Hiệp, được tỉnh Tiền Giang chọn làm nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất Nam bộ.
Sáng 31/12, tại Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố năm 2019 cho 5 công trình kiến trúc gồm: Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Hội dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm, Trường Trung học Phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, Trường Trung học Cơ sở Võ Trường Toản và Lăng Võ Tánh.
Để bảo tồn các công trình kiến trúc, nhất là ngôi nhà cổ, biệt thự có giá trị văn hoá, lịch sử trong bối cảnh phát triển đô thị mạnh mẽ hiện nay, vai trò, trách nhiệm của chủ thể liên quan gồm nhà quản lý, nhà nghiên cứu và chủ sở hữu những công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản, hướng đến phát triển bền vững, đậm đà bản sắc.
Ngày 2/12, tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức Tọa đàm “Phát triển du lịch dựa trên bảo tồn kiến trúc di sản văn hóa Âu – Việt”. Tham dự tọa đàm có các đại biểu đến từ Làng cổ Đường Lâm ở phía Bắc, các chuyên gia về bảo tồn kiến trúc và di sản văn hóa cổ Nhật Bản…
Từ xa xưa, người Pu Péo đã có quan niệm rằng, sự thành bại trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào điền trạch. Vì vậy, có rất nhiều tín ngưỡng xung quanh ngôi nhà của họ, từ việc chọn đất đến quá trình chọn cây, cột và xây cất, nghi thức vào nhà mới… Nhà trình tường vốn là một nét độc đáo của đồng bào dân tộc vùng cao Hà Giang.
Với gần 6000 di tích lịch sử, văn hóa, Hà Nội là địa phương có nhiều di tích nhất cả nước. Thời gian qua, dù thành phố đã quan tâm, đầu tư kinh phí để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích, song nhiều công trình vẫn xuống cấp nghiêm trọng. Sự tác động của con người và đặc biệt là sức tàn phá của thời gian, thiên nhiên khiến các di tích xuống cấp từng ngày, đòi hỏi phải được tu bổ, tôn tạo kịp thời.
Một ngôi đình cổ làng Phú Vĩnh hơn trăm năm tuổi ở khu dân cư kiệt 40 đường Lịch Đợi, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong dự án quy hoạch "Hạ tầng kỹ thuật khu định cư Bàu Vá giai đoạn 4" được đơn vị chủ đầu tư đề xuất phương án hạ giải để giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, dư luận và người dân ở đây cho rằng, đây là ngôi đình có giá trị về kiến trúc, lịch sử cần được bảo tồn.
Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 ngôi chùa Khmer, trong đó Sóc Trăng có gần 100 chùa. Thông thường, mỗi sóc của người Khmer có một ngôi chùa. Mỗi ngôi chùa trung bình có từ 15 đến 30 vị sư sãi, có chùa có tới 100 vị sư sãi.
Chiều 4/1, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tham dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn.
Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về việc lập quy hoạch hai bên sông Hồng theo định hướng xây dựng công viên kết hợp với đô thị, đơn vị sẽ thực hiện theo hướng sẽ mời tư vấn quốc tế nghiên cứu quy hoạch hai bên sông Hồng.
Nhà trình tường là một trong những kiến trúc nhà phổ biến, được nhiều người biết đến của đồng bào cư trú ở khu vực miền núi, trong đó có đồng bào Hà Nhì ở Y Tý (Lào Cai).
Đến bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong (Hoà Bình), du khách được tìm hiểu lối kiến trúc nhà ở, cách giao tiếp, ứng xử cùng nhiều phong tục, tập quán đặc sắc của người Mường.