Kiến trúc châu Âu huyền bí trong lòng đại học trăm tuổi

Tòa nhà Đại học Tổng hợp (trước đây là trụ sở Viện Đại học Đông Dương) là một địa chỉ quen thuộc với người dân Hà Nội. Thế nhưng trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, nhiều du khách địa phương và nước ngoài đã lần đầu tiên được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp vô cùng độc đáo của kiến trúc nơi đây.

Tòa nhà Viện Đại học Đông Dương được kiến trúc sư người Pháp Ernest Hesbrard thiết kế năm 1924, hoàn thành năm 1927. Những khu vực trước đây được đóng cửa để bảo quản, nay đã được mở cửa đón du khách tham quan. Toà nhà Viện Đại học Đông Dương với sự giao thoa kiến trúc Á - Âu gần như được giữ nguyên, sau gần 100 năm xây dựng.

Tòa nhà có phong cách thiết kế kết hợp giữa lối kiến trúc Pháp với kiến trúc bản địa. Viện Đại học Đông Dương được thành lập ngày 16/5/1906. Đây là một trong những trường đại học đầu tiên của xứ Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, Tòa nhà là một trong những giảng đường của Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

1.jpg
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp – “Thánh đường tri thức” của Thủ đô nơi có kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp. Ảnh: An Thành Đạt
2..jpg
Cửa ra vào chính tòa nhà theo dạng vòm, được trang trí bằng kính và kim loại. Ảnh: An Thành Đạt
2.jpg
TS. Trần Hậu Yên Thế dùng chất liệu giấy bóng kính cắt dán, trùm lên dòng chữ Alma Mater. Dòng chữ xuất phát từ dòng chữ ALMA MATER EX TE NOBIS DIGNITAS UBERTAS FELICITAS (Nữ thần Đại học - Người ban phước cho chúng ta Phẩm giá, Giàu có và Hạnh phúc). Ảnh: An Thành Đạt
3.jpg
Cửa chính tòa nhà trang trí bằng kính và kim loại với kiến trúc mái vòm nhìn như khung cảnh của không gian một nhà thờ. Ảnh: An Thành Đạt
4.jpg
Cửa chính tòa nhà trang trí bằng kính và kim loại với kiến trúc mái vòm nhìn như khung cảnh của không gian một nhà thờ. Ảnh: An Thành Đạt
5.jpg
Tại mái vòm cửa chính tòa nhà, tác phẩm Mạch nguồn là thiết kế tương tác ánh sáng của KTS Lê Phước Anh với bộ đèn chùm được treo cao giữa sảnh, hướng sâu lên các tầng cao. Lấy cảm hứng từ các gam màu trầm ở tranh lụa của các họa sĩ thời Đông Dương, Lê Phước Anh đã thiết kế các tấm voan lụa xếp lớp, nhìn thẳng từ dưới lên sẽ thấy như những cánh hoa. Ảnh: An Thành Đạt
6.jpg
Qua thời gian, kiến trúc của toà nhà vẫn còn nguyên vẹn những giá trị về mỹ thuật, nghệ thuật, lịch sử, đây là lần đầu tiên tòa nhà mở cửa đón du khách tham quan thưởng lãm. Ảnh: An Thành Đạt
7.jpg
Toà nhà trường Đại học Tổng hợp là một trong những địa điểm quan trọng trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo năm 2024 và được nhiều người đánh giá là địa điểm đẹp nhất, thú vị nhất. Ảnh: An Thành Đạt
8.jpg
Kiến trúc mái vòm với những chi tiết kiến trúc Đông Dương đặc trưng xưa cũ. Ảnh: An Thành Đạt
9.jpg
Kiến trúc mái vòm với những chi tiết kiến trúc Đông Dương đặc trưng xưa cũ. Ảnh: An Thành Đạt
10.jpg
Dù qua gần 100 năm, trên vòm trần tòa nhà vẫn còn hình ảnh hai con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông. Đây cũng là một chi tiết thể hiện mỹ thuật truyền thống Việt Nam. Ảnh: An Thành Đạt
11.jpg
Là một trong những địa điểm thu hút nhất, lượng người tới cũng rất đông. Vì thế BTC phải chia lượt để mọi công chúng, du khách đều có thể được tham quan. Theo đó, từ khu vực tầng 2 trở lên, mỗi lượt chỉ được 20 người vào tham quan, mỗi lượt có thời gian khoảng 10 phút để thưởng lãm toàn bộ không gian bảo tàng tại tầng 2, kiến trúc mái vòm tầng 3 gác mái.... Ảnh: An Thành Đạt
12.jpg
Khu vực sảnh tòa nhà nhìn từ mái vòm tầng 3. Ảnh: An Thành Đạt
13.jpg
Từ ngày mở cửa, trường Đại học Tổng hợp đã đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan, đặc biệt là khu vực "bí mật" từ tầng 2 lên tới gác mái và mái vòm. Ảnh: An Thành Đạt
14.jpg
Khu vực "bí mật" từ tầng 2 lên tới gác mái và mái vòm. Ảnh: An Thành Đạt
15.jpg
Hàng nghìn lượt khách tới tham quan, đặc biệt là khu vực "bí mật" từ tầng 2 lên tới gác mái và mái vòm. Ảnh: An Thành Đạt
16.jpg
Sảnh chính tòa nhà nổi bật với những chiếc cột cao trang trí. Sảnh có kết cấu hoành tráng, cao rộng, mang dáng hình một tháp chuông. Ảnh: An Thành Đạt
18.jpg
Mái vòm tầng 3 lần đầu tiên du khách được tiếp cận ở cự ly gần. Ảnh: An Thành Đạt
19.jpg
Triển lãm Cảm thức Đông Dương còn có các cụm tác phẩm trưng bày ở hành lang và bên trong Bảo tàng sinh vật học. Ảnh: An Thành Đạt
20.jpg
Chất liệu giấy bóng kính cắt dán có dòng chữ Alma Mater tạo không khí như phía bên trong một khu nhà thờ. Ảnh: An Thành Đạt
21.jpg
Phía sau tòa nhà. Ảnh: An Thành Đạt
22.jpg
Hoa văn trang trí trên vòm cao của tòa nhà cùng với biểu tượng đôi chim phượng hoàng biểu tượng Á Đông. Ảnh: An Thành Đạt
23.jpg
Phía sau tòa nhà, nét kiến trúc cổ kính có từ trăm năm. Ảnh: An Thành Đạt
24.jpg
Kiến trúc cổ kính có từ trăm năm. Ảnh: An Thành Đạt
25.jpg
Trải qua 1 thế kỷ, tòa nhà cổ kính này vẫn giữ nguyên nét kiến trúc Đông Dương xưa cũ, là một phần lịch sử của Thủ đô Hà Nội. Ảnh: An Thành Đạt
26.jpg
Nét kiến trúc Đông Dương xưa. Ảnh: An Thành Đạt
27.jpg
Cổ kính mà như mới lạ đầy hoài niệm giữa lòng Thủ đô. Ảnh: An Thành Đạt
29.jpg
Không gian Bảo tàng sinh vật học với đầy đủ các mô hình động vật như hổ, báo, gấu, hươu. Ảnh: An Thành Đạt
30..jpg
Du khách lần đầu tiên được tham quan không gian bên trong tòa nhà ở cự ly gần ở khu vực mái vòm và gác mái. Mỗi khách được ghé thăm khoảng 10 phút và phải xếp hàng đợi đến lượt, mỗi lượt khoảng 10 người tham quan. Ảnh: An Thành Đạt
30.jpg
Không gian Bảo tàng sinh vật học với mô hình chim chóc. Ảnh: An Thành Đạt

Tòa nhà mở cửa đón khách từ 9-17/11/2024.

An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm