Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, điểm đến lưu giữ những ký ức hào hùng

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, điểm đến lưu giữ những ký ức hào hùng

Với quy mô "khủng" cùng hàng ngàn hiện vật quý giá, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ngay lập tức thu hút sự chú ý của đông đảo người dân, đặc biệt là các bạn trẻ ngay trong ngày 1/11/2024, chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan.

Công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu có 4 tầng nổi và 1 tầng hầm, Bảo tàng có diện tích xây dựng 23.198m2, tổng diện tích sàn tòa nhà chính 64.640 m2. Phía trước tòa nhà là Tháp Chiến thắng cao 45m với hình ngôi sao năm cánh được xếp chồng nhiều lớp, tượng trưng cho năm 1945, dân tộc Việt Nam giành được độc lập.

1.jpg
Từ ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón, phục vụ khách tham quan và miễn phí tham quan đến hết tháng 12 tại địa chỉ: Km 6+500 đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
2.jpg
Phía trước tòa nhà là Tháp Chiến thắng cao 45m với hình ngôi sao năm cánh được xếp chồng nhiều lớp, tượng trưng cho năm 1945, dân tộc Việt Nam giành được độc lập.
3.jpg
4.jpg
Một số hình ảnh hiện vật như xe tăng, máy bay... được trưng bày tại khu vực bên ngoài Bảo tàng.

Hiện Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đang lưu giữ, trưng bày bốn bảo vật quốc gia gồm 2 máy bay MIG-21 số hiệu 4324, 5121, bản đồ quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh và xe tăng T54B số hiệu 843.

5.jpg
Khu vực trưng bày Bảo vật Quốc gia với chiếc máy bay MiG-21 số hiệu 5121 cùng các hệ thống phòng không góp phần làm nên chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân và dân ta tháng 12/1972 thu hút rất đông khách tham quan.
6.jpg
Xe tăng T54B số hiệu 843, một trong bốn Bảo vật Quốc gia được trưng bày và lưu giữ tại Bảo tàng.
7.jpg
Nổi bật ở sảnh chính bảo tàng là chiếc MiG-21 mang số hiệu 4324 ,một trong bốn Bảo vật Quốc gia được trưng bày, thân máy bay in hình 14 ngôi sao màu đỏ, thể hiện đã tiêu diệt 14 máy bay địch.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là công trình văn hóa đặc biệt tiêu biểu, với các thành phần trưng bày để khách tham quan tương tác và hiểu hơn về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam; qua đó góp phần bảo tồn, phát huy tinh hoa di sản văn hóa quân sự của dân tộc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân trong nước và quốc tế; phù hợp chủ trương của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng: “Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một thiết chế đa năng tổng hợp, đặc biệt quan trọng, tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội và quốc gia”.

8.jpg
Xác máy bay B52 bị quân và dân ta bắn rơi trong trận "Điện Biên Phủ trên không"tháng 12/1972 được trưng bày ngoài sân Bảo tàng
9.jpg
Hình ảnh Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với công nghệ trình chiếu trong công tác trưng bày...
10.jpg
... cùng khu vực tái hiện ký ức lịch sử khiến nhiều khách tham quan vô cùng thích thú
11.jpg
Sảnh trước của Bảo tàng trong sáng ngày đầu tiên mở cửa đón khách đã đón hàng ngàn người đến tham quan.
12.jpg
Không gian kiến trúc ấn tượng của Bảo tàng nhìn từ phía trước
13.jpg
Những chiếc xe tăng từng được mệnh danh là vua chiến trường...
14.jpg
... được trưng bầy ngoài sân phía bên trái của Bảo tàng

Hệ thống trưng bày tại tầng 1 giới thiệu hàng nghìn hiện vật, được tổ chức hiện đại, khoa học, phong phú. Điểm đặc biệt là Bảo tàng ứng dụng công nghệ tiên tiến như sa bàn 3D mapping, màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, phản ánh toàn diện lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giành độc lập của dân tộc Việt Nam, sự hình thành và phát triển của các lực lượng vũ trang nhân dân, Hơn 60 video clip cũng giới thiệu các chiến dịch, trận đánh và nhân vật lịch sử mang đến cho công chúng tham quan một trải nghiệm hoàn toàn mới.

15.jpg
Bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh; thuyết minh tự động và mã QR tra cứu thông tin lịch sử, mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.
16.jpg
Hoạt cảnh sinh động với tỷ lệ 1:1, không gian phố phường Hà Nội trong cuộc chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô.
17.jpg
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một địa chỉ giáo dục lịch sử rất tốt cho thế hệ trẻ mà các nhà trường nên tổ chức các chương trình tham quan để giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
19.jpg
Tái hiện trận chiến trên sông Bạch Đằng huyền thoại
20.jpg
Không gian trải nghiệm độc đáo, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại cũng là một điểm nhấn khiến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút nhiều bạn trẻ.
21.jpg
Các cháu là học sinh đến từ xã Đa Tốn Gia Lâm Hà Nội thăm quan Bảo tàng và học lịch sử qua những phần tái hiện sinh động
22.jpg
Trong buổi sáng đầu tiên mở cửa, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã được đón nhiều vị khách tham quan khá “đặc biệt”, đó là những cựu chiến binh đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ của dân tộc. Các cựu chiến binh dù đã cao tuổi song đều đến từ rất sớm để chờ đợi được vào thăm Bảo tàng.
23.jpg
Phần tái hiện của Hà Nội với những năm tháng chiến đấu 60 ngày đêm hào hùng
24.jpg
26.jpg
27.jpg
Màn hình Led cỡ lớn giới thiệu vẻ đẹp Việt Nam và các nội dung về lịch sử, văn hóa, truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
28.jpg
31.jpg
Không gian rộng lớn và kiến trúc đặc biệt của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là một trong 6 bảo tàng cấp quốc gia và là bảo tàng đầu hệ của hệ thống bảo tàng quân đội, được thành lập ngày 17/7/1956, địa chỉ tại số 28A đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng hiện đang trưng bày và lưu giữ hàng vạn hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia gồm: Máy bay MiG-21 số hiệu 4324, Máy bay MiG-21 số hiệu 5121, Tấm Bản đồ quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh, Xe tăng T-54B số hiệu 843.

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được đưa vào hoạt động là sự kiện quan trọng hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bảo tàng miễn phí vé vào cửa đến hết năm 2024.

An Thành Đạt

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm