Các nhà báo của TTXVN cùng chuyên gia tâm lý học đường đã chia sẻ những câu chuyện về Fake News và những tác động của nó đối với xã hội, cộng đồng. Hướng dẫn học sinh cách phân biệt, nhận biết Fake News trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông, trong trường học và cách ứng xử khi gặp những thông tin sai sự thật, tin giả, câu wiew, tin thiên vị, sai lệch..; tổ chức các trò chơi vận động, tương tác liên quan đến chủ đề của chương trình:
"Nói không với Fake News".
|
Quang cảnh chương trình sinh hoạt chuyên đề “Nói không với Fake News" |
Tiến sĩ Phạm Đăng Khoa, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn cho biết: “
Nội dung này rất hữu ích và mới đối với học sinh, giáo dục, trang bị thêm cho các em kỹ năng sống. Trong giai đoạn hiện nay, các em cần phải biết chọn lọc thông tin, có kỹ năng phản biện khi tiếp nhận thông tin. Mạng xã hội có rất nhiều thông tin khác nhau, nên thầy cô, phụ huynh mong muốn rèn luyện cho các em có kỹ năng giúp chủ động hơn trên không gian mạng, để không bị ảnh hưởng trước những tác động xấu trên mạng”.
|
|
anh Huỳnh Long Hồ, Bí thư Đoàn Thanh niên Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam chia sẻ cách thức nhận biết tin giả với các em học sinh tại chương trình |
Trong chương trình, nhiều học sinh đã đặt ra các câu hỏi, nêu nhiều tình huống khi gặp “Fake News”, trong đó có những câu chuyện từ bản thân và bạn bè của các em. Các báo cáo viên đã giải đáp thắc mắc từng tình huống; đồng thời, hướng dẫn các em kỹ năng xử lý khi đối mặt với những thông tin này.
|
ông Huỳnh Văn Thảo, phóng viên TTXVN trao đổi, giới thiệu về các loại tin giả, tương tác với các em học sinh về Fake News tại chương trình |
Học sinh Trương Bùi Mỹ Hạnh (Lớp 8/9, Trường THCS Lê Quý Đôn) cho biết: “
Qua Chương trình này, em đã biết được thêm kiến thức về Fake News và những loại của nó, cách nhận biết và phòng tránh khi gặp Fake News. Chúng ta phải cẩn trọng, xem thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, nhất là từ các tờ báo chính thống; đồng thời, bản thân không được chủ quan trước các thông tin”.
|
|
|
Các em học sinh hào hứng tham gia các trò chơi tương tác tại chương trình |
Trong khi đó, em Trịnh Hoàng Thiên (Lớp 8/11, Trường THCS Lê Quý Đôn) chia sẻ: “
Em phản đối những thông tin không đúng sự thật, tin giả bởi đó là những hình thức không chấp nhận được. Chương trình đã giúp em cách phân biệt thông tin thật, tin giả và em sẽ truyền đạt lại kiến thức này cho người thân, bạn bè”.
|
|
Chuyên gia tâm lý Đỗ Văn Sự (Phó Viện trưởng Viện Đào tạo Nhân lực và Hợp tác Quốc tế - InTIC) trao đổi, hướng dẫn các em học sinh về cách phòng chống, nhận biết tin giả tại chương trình |
|
Phát tờ rơi tuyên truyền về Fake News tại chương trình |
|
Học sinh tìm hiểu về tin giả, tin thật tại chương trình |
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Nói không với Fake News” trong trường học do Đoàn Thanh niên TTXVN thực hiện, hướng tới tuyên truyền kiến thức, kỹ năng nhận diện thông tin thật, tin giả trong môi trường số hiện nay; chia sẻ các tình huống và cách thức xử lý trong trường học và ngoài xã hội khi tiếp nhận thông tin giả cho học sinh; qua đó, lan tỏa đến mọi người trong gia đình, người thân và bạn bè các em./.
Tin và ảnh: Tiến Lực, An Hiếu
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN