Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 1/12 đến 16 giờ ngày 2/12, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.698 ca mắc mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 13.677 ca được ghi nhận trong nước (giảm 829 ca so với số ca mắc của ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố; có 7.538 ca trong cộng đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh có 1.738 ca, Cần Thơ (985 ca), Tây Ninh (768 ca), Sóc Trăng (747 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (637 ca), Đồng Tháp (606 ca), Vĩnh Long (594 ca), Bến Tre (507 ca), Bình Thuận (502 ca), Hà Nội (499 ca), Cà Mau (496 ca), Bạc Liêu (492 ca), Đồng Nai (475 ca), Bình Phước (472 ca), Bình Dương (414 ca), Kiên Giang (405 ca), Khánh Hòa (394 ca), Hậu Giang (296 ca), An Giang (271 ca), Trà Vinh (202 ca), Lâm Đồng (197 ca), Tiền Giang (176 ca), Bình Định (169 ca), Thừa Thiên - Huế (143 ca), Hà Giang (120 ca), Thanh Hóa, Bắc Ninh (mỗi địa phương 94 ca), Thái Nguyên (87 ca), Đắk Nông (86 ca), Đà Nẵng (82 ca), Long An (81 ca), Nghệ An (69 ca), Ninh Thuận (68 ca), Quảng Nam (66 ca), Nam Định (63 ca), Đắk Lắk (58 ca), Hưng Yên (55 ca), Hòa Bình (47 ca), Phú Yên (44 ca), Hải Dương (39 ca), Quảng Ngãi (38 ca), Hải Phòng (37 ca), Tuyên Quang (33 ca), Lạng Sơn (29 ca), Gia Lai (27 ca), Thái Bình (26 ca), Vĩnh Phúc (24 ca), Phú Thọ (20 ca), Bắc Giang (19 ca), Quảng Ninh (16 ca), Quảng Bình (15 ca), Quảng Trị (14 ca), Cao Bằng (12 ca), Yên Bái (8 ca), Lào Cai (7 ca), Hà Nam, Kon Tum (mỗi địa phương 5 ca), Sơn La (2 ca), Điện Biên, Bắc Kạn (mỗi địa phương 1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (giảm 284 ca), Bình Dương (giảm 228 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (giảm 119 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bạc Liêu (tăng 80 ca), Bến Tre (tăng 88 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 83 ca).
Trung bình trong 7 ngày qua Việt Nam có 13.568 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.266.288 ca mắc, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi về tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân thì nước ta đứng thứ 149 (bình quân cứ 1 triệu người có 12.846 ca mắc).
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay) số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.261.035 ca, trong đó có 1.002.493 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Bắc Kạn là tỉnh duy nhất không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này là Thành phố Hồ Chí Minh (473.871 ca), Bình Dương (283.287 ca), Đồng Nai (88.230 ca), Long An (38.404 ca), Tây Ninh (30.125 ca).
Có 13.258 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số người được điều trị khỏi lên 1.005.310 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.600 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 4.387 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.359 ca; thở máy không xâm lấn là162 ca; thở máy xâm lấn là 677 ca; ECMO (sử dụng hệ thống oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) là 15 ca.
Ngày 2/12 nước ta ghi nhận 210 ca tử vong: Thành phố Hồ Chí Minh có 80 ca, trong đó có 9 ca từ các tỉnh chuyển đến là Long An, Đồng Nai, Kiên Giang (mỗi địa phương 2 ca), Bình Dương, Đồng Tháp, Sóc Trăng (mỗi địa phương 1 ca).
Đồng Nai có 23 ca tử vong, Cần Thơ (16 ca), An Giang (14 ca), Kiên giang (12 ca), Long An (11 ca), Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang (mỗi địa phương 8 ca), Bạc Liêu (6 ca), Đồng Tháp (5 ca), Sóc Trăng (4 ca), Bình Thuận (3 ca), Khánh Hoà, Gia Lai, Trà Vinh (mỗi địa phương 2 ca), Hà Nội, Hà Giang, Lâm Đồng, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình trong 7 ngày qua nước ta có 179 ca tử vong mỗi ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.658 ca, chiếm tỷ lệ 2% tổng số ca mắc.
Về số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, về số ca tử vong trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 133.
So với châu Á, về tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 9/49 quốc gia, vùng lãnh thổ (xếp thứ 5 ở ASEAN), về số ca tử vong trên 1 triệu dân thì nước ta xếp thứ 27 (xếp thứ 6 ASEAN).
Trong 24 giờ qua, cả nước đã thực hiện 193.475 xét nghiệm cho 392.175 lượt người; từ ngày 27/4 đến nay đã xét nghiệm 26.514.129 mẫu cho 68.989.197 lượt người.
Trong ngày 1/12 có 1.714.026 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số vaccine đã được tiêm là 125.164.684 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 72.427.696 liều, mũi 2 là 52.736.988 liều.
Theo các các chuyên gia y tế, những người đã được tiêm chủng vaccine vẫn có thể mắc bệnh nhưng thường là không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, rất nhẹ, ít có biểu hiện trở nặng. Những người đã được tiêm vaccine thì khi mắc bệnh có xu hướng phục hồi tốt hơn nhóm chưa tiêm. Tuy vậy, những người đã tiêm vaccine, khi mắc bệnh vẫn sẽ là nguồn lây bệnh cho gia đình, cho cộng đồng, từ đó làm lây lan dịch bệnh, nhất là ở những vùng có tỉ lệ tiêm chủng thấp, đặc biệt dễ lây cho người lớn tuổi, người mắc bệnh nền, sức đề kháng kém và trẻ em. Mặt khác, khi một người đã được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì khả năng miễn dịch cũng sẽ giảm dần theo thời gian và cần được tiêm tăng cường.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến cáo: Không nên chỉ dựa vào vaccine mà lơ là phòng dịch COVID-19, không nên quá phụ thuộc vào việc tiêm phòng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ khác. Việc tiêm phòng giúp giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác.
PV