Tối 12/2, tại Cụm di tích Từ Lương Xâm (phường Nam Hải, quận Hải An), UBND thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt cho Cụm di tích Từ Lương Xâm - Căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938 và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm 2025.
Tối 1/4, tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai hội chùa Thầy và khai mạc Tuần Văn hóa, Du lịch, Xúc tiến thương mại huyện Quốc Oai năm 2025.
Ngày 16/3, tại di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu Mao Điền, UBND huyện Cẩm Giàng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với VNPT Hải Dương tổ chức khai hội truyền thống Văn Miếu Mao Điền và công bố quyết định công nhận Văn Miếu Mao Điền là khu du lịch cấp tỉnh. Ban tổ chức ra mắt hệ thống cơ sở dữ liệu và bản đồ số di tích huyện Cẩm Giàng, khai mạc Ngày hội sách năm 2025 với sự tham dự của đông đảo nhân dân, du khách.
Những ngày này, dự án tu bổ, tôn tạo di tích quốc gia đặc biệt khu mộ và khu lưu niệm Danh nhân văn hóa Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ở huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Qua đó, sớm hoàn thành để phục vụ Lễ kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
Tối 16/11, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Hang xóm Trại, Mái đá Làng Vành và Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.
Tháp Vĩnh Hưng (thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) là ngôi tháp có bề dày lịch sử lâu đời nhưng mãi đến những năm đầu thập niên của thế kỷ XX, các nhà khoa học mới biết đến và bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu.
Lần đầu tiên Lễ dâng hoa thủy tiên tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) được tổ chức sáng 14/2 (tức ngày mùng 5 Tết), thể hiện lòng tri ân, hiếu kính của thế hệ con cháu đời sau đối với các bậc thánh hiền, các danh nhân khoa bảng.
Sáng 28/12, Trưng bày chuyên đề “Một số hình ảnh về Di tích Quốc gia đặc biệt lịch sử - danh lam thắng cảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” do Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức, đã diễn ra tại di tích đền Ngọc Sơn, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).
Tối 11/11, tỉnh Gia Lai đã long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê.
Chiều 6/7, Triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” đã diễn ra tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Sự kiện do Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp với các nhà sưu tập tranh, nghệ nhân tranh dân gian và nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” tổ chức.
Qua quá trình khai quật Di tích quốc gia núi Bân (thuộc phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) giai đoạn 2, các nhà khoa học đã công bố nhiều thông tin, tư liệu về quy mô, kết cấu của Di tích Đàn tế giao thời Tây Sơn ở núi Bân. Những dấu tích quan trọng này là tiền đề để tỉnh chuẩn bị tư liệu, xây dựng hồ sơ đề nghị công nhận núi Bân là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Tối 21/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai tổ chức Chương trình “Hành trình du lịch văn hóa lịch sử và công bố Quyết định công nhận Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Thầy”.
Sáng 24/3, tại Gò Ma Vương, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Văn hóa Sa Huỳnh.
Di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị nổi tiếng trong và ngoài nước với 81 ngày đêm khốc liệt năm 1972. Đây là điểm dừng chân của du khách thập phương trên hành trình tri ân các anh hùng, liệt sỹ đã anh dũng, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc vì hạnh phúc nhân dân khi đến Quảng Trị. Tuy nhiên, quá trình thi công Dự án kè bờ hồ Di tích đang dở dang khiến người dân bức xúc vì gây mất mỹ quan.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 56/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 55/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn (chùa Long Đọi Sơn), tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh là Di tích Quốc gia đặc biệt. 10 năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành "điểm nhấn" văn hóa, lịch sử, "điểm đến" hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu II, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang gồm 8 địa điểm nằm trên địa bàn các xã Hoàng Vân, Hòa Sơn, Xuân Cẩm, Hoàng An, là nơi gắn với những nhân vật lịch sử quan trọng và các sự kiện tiêu biểu, đánh dấu bước chuyển trong quá trình chuẩn bị lực lượng và các điều kiện cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Với những giá trị đặc biệt, thời gian qua, Bắc Giang đã huy động các nguồn lực thực hiện tu bổ, tôn tạo, nâng cấp các di tích nhằm phát huy giá trị và giáo dục truyền thống cho các thế hệ.
Ngày 15/7, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2475/QĐ-UBND về việc công nhận điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, địa chỉ xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất.
Tối 18/6, tại đền Bạch Mã, quận Hoàn Kiếm trang trọng tổ chức đón Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt “Thăng Long tứ trấn” - đền Bạch Mã. Tới dự có lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các sở, ngành thành phố, quận Hoàn Kiếm và đông đảo nhân dân.
Nhằm hưởng ứng “Chương trình Vì một Việt Nam xanh”, Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Kon Tum phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Lễ ra quân trồng cây xanh năm 2022 tại hai Di tích Quốc gia đặc biệt là Điểm cao 1015 (xã Rờ Kơi) và Điểm cao 1049 (xã Hơ Moong), huyện Sa Thầy.
Tối 27/5, tại Quảng trường trung tâm Tượng đài truyền thống, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, UBND tỉnh Bắc Giang, huyện Hiệp Hòa tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa; Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia điểm lưu niệm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm; Quyết định công nhận huyện Hiệp Hòa đạt chuẩn nông thôn mới và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Tối 23/4, tại Quảng trường 24/4 huyện Đăk Tô (Kon Tum), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Tô – Tân Cảnh (24/4/1972 – 24/4/2022) và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với di tích lịch sử Điểm cao 1015 (đồi Charlie) và Điểm cao 1049 (căn cứ Delta).
Sáng 10/2, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang tổ chức lễ công bố Quyết định số 115/QĐ-TTg ngày 23/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê và Quyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 10).
Tối 31/12, tại huyện Mù Cang Chải, UBND tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và Chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Sáng 7/9, ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo (tỉnh An Giang), cho biết, thực hiện Chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Quản lý đã công bố, giới thiệu toàn bộ nội dung Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê theo tinh thần Quyết định số 115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 934/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Cảng Quân sự Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 775/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang, nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm trở thành điểm đến hấp dẫn du lịch và nơi sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, du khách; kết nối chùa Vĩnh Nghiêm với các điểm di tích liên quan đến Phật giáo Trúc Lâm ở tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và các di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác trong tỉnh để tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, du lịch của tỉnh Bắc Giang.