Nghi lễ cấp sắc của người Dao, xã Đắk N'Drót (Đắk Mil). Ảnh: Hồ Mai |
Theo thống kê, toàn tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 16.000 người Dao đang sinh sống và lập nghiệp, trong đó, tập trung đông nhất tại các huyện Krông Nô, Đắk Mil và Chư Jút… Nguồn thu nhập chính của người Dao chủ yếu là từ trồng lúa, cà phê, cao su, tiêu. Người Dao hiện còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống như: trang phục, nhạc cụ, nghi lễ, phong tục, trong đó đặc sắc nhất là lễ cấp sắc…
Con đường bê tông nông thôn mới dẫn chúng tôi vào làng Dao thuộc xã Đức Mạnh (Đắk Mil). Ngay từ đầu làng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ ngồi bên bậc thềm thêu hoa văn trang phục truyền thống.
Lấy nhau được hơn 20 năm, sinh được 2 người con, vợ chồng anh Triệu Tiến Quang, Triệu Thị Nảy, trú tại Làng Dao, xã Đức Mạnh được dòng họ Triệu tổ chức lễ cấp sắc truyền thống. Để tổ chức lễ cấp sắc, gia đình anh Quang phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng thịnh soạn với heo, gà, rượu, gạo…
Không chỉ vợ chồng anh Quang mà cả dòng họ Triệu cùng xúm tay nhau chuẩn bị cho thành viên của dòng họ tổ chức lễ cấp sắc. Trước khi tổ chức lễ 3 ngày, hai vợ chồng phải sống riêng, kiêng chuyện vợ chồng, không ngủ chung, tránh ăn thịt chó mèo. Gia đình làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc.
Anh Quang cho biết: “Nghi lễ cấp sắc gắn kết tình vợ chồng ở hiện tại, còn trong đời sống tâm linh của người Dao khi chết đi hai vợ chồng sẽ tìm thấy nhau ở thế giới bên kia và tiếp tục cuộc sống vợ chồng”.
Ông Triệu Sinh Dòi, một người am hiểu về nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao cho biết: “Trong quá trình thực hiện nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao, có rất nhiều lễ người thụ lễ phải thực hiện, trong đó nghi lễ quan trọng nhất là việc cấp pháp danh cho người thụ lễ. Nghi lễ cấp sắc của người Dao là một thủ tục không thể thiếu để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao. Con trai khi lớn được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ thẩm quyền tham gia các công việc của cộng đồng”.
Việc cấp sắc được thực hiện theo từng dòng họ, tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh, đến em. Lễ cấp sắc có thể làm cho một hoặc vài người cùng một lúc. Người đàn ông có vợ thường được chọn để làm lễ cấp sắc trước. Nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao được thực hiện và duy trì thường xuyên trong các thôn, làng có đồng bào Dao sinh sống trên hầu khắp địa bàn.
Người Dao định cư tại xã Đức Mạnh (Đắk Mil) từ năm 1992, làng có 42 hộ, khoảng 220 khẩu. Từ khi vào lập nghiệp tới nay, làng đã tổ chức hàng chục nghi lễ cấp sắc truyền thống. Nghi lễ này được thực hiện theo dòng họ, đơn cử như họ Dương tổ chức 3 lần, họ Triệu và họ Đặng tổ chức được mỗi họ 2 lần. Theo ông Triệu Sinh Tiến, người dân trong làng ý thức gìn giữ trang phục, trống, khèn, dệt góp phần thực hiện nghi lễ cấp sắc đúng theo truyền thống.
Theo ông Dương Chúng Sinh, một người trong làng, nghi lễ cấp sắc được thực hiện bây giờ đã được cắt giảm một số nghi thức, song vẫn giữ được bản sắc truyền thống của người Dao. Để chuẩn bị tổ chức nghi lễ cấp sắc, các thành viên trong dòng họ không xảy ra xích mích gì. Thời gian tổ chức thường được thực hiện theo từng ngày, tháng, năm tốt và tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Một trong những xã tập trung nhiều đồng bào dân tộc Dao nhất là xã Đắk N’Drót (Đắk Mil), nghi lễ cấp sắc được người dân địa phương tổ chức khá thường xuyên. Điều này cũng thể hiện ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cho thấy đời sống kinh tế ổn định của người dân. Với nghi lễ cấp sắc mà người Dao nơi đây tổ chức thì chỉ thuần người dân tộc Dao lấy nhau mới tổ chức nghi lễ cấp sắc. Mỗi lễ cấp sắc được tổ chức 2 ngày 2 đêm với nhiều nghi thức.
Bà Đặng Thị Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk N’Drót chia sẻ: “Người Dao nơi đây đang giữ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống, như tiếng nói, trang phục và đặc biệt nghi lễ cấp sắc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc”.
Con đường bê tông nông thôn mới dẫn chúng tôi vào làng Dao thuộc xã Đức Mạnh (Đắk Mil). Ngay từ đầu làng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người phụ nữ ngồi bên bậc thềm thêu hoa văn trang phục truyền thống.
Lấy nhau được hơn 20 năm, sinh được 2 người con, vợ chồng anh Triệu Tiến Quang, Triệu Thị Nảy, trú tại Làng Dao, xã Đức Mạnh được dòng họ Triệu tổ chức lễ cấp sắc truyền thống. Để tổ chức lễ cấp sắc, gia đình anh Quang phải chuẩn bị một mâm cỗ cúng thịnh soạn với heo, gà, rượu, gạo…
Không chỉ vợ chồng anh Quang mà cả dòng họ Triệu cùng xúm tay nhau chuẩn bị cho thành viên của dòng họ tổ chức lễ cấp sắc. Trước khi tổ chức lễ 3 ngày, hai vợ chồng phải sống riêng, kiêng chuyện vợ chồng, không ngủ chung, tránh ăn thịt chó mèo. Gia đình làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc.
Anh Quang cho biết: “Nghi lễ cấp sắc gắn kết tình vợ chồng ở hiện tại, còn trong đời sống tâm linh của người Dao khi chết đi hai vợ chồng sẽ tìm thấy nhau ở thế giới bên kia và tiếp tục cuộc sống vợ chồng”.
Ông Triệu Sinh Dòi, một người am hiểu về nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao cho biết: “Trong quá trình thực hiện nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao, có rất nhiều lễ người thụ lễ phải thực hiện, trong đó nghi lễ quan trọng nhất là việc cấp pháp danh cho người thụ lễ. Nghi lễ cấp sắc của người Dao là một thủ tục không thể thiếu để công nhận sự trưởng thành của người đàn ông dân tộc Dao. Con trai khi lớn được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ thẩm quyền tham gia các công việc của cộng đồng”.
Việc cấp sắc được thực hiện theo từng dòng họ, tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh, đến em. Lễ cấp sắc có thể làm cho một hoặc vài người cùng một lúc. Người đàn ông có vợ thường được chọn để làm lễ cấp sắc trước. Nghi lễ cấp sắc truyền thống của người Dao được thực hiện và duy trì thường xuyên trong các thôn, làng có đồng bào Dao sinh sống trên hầu khắp địa bàn.
Người Dao định cư tại xã Đức Mạnh (Đắk Mil) từ năm 1992, làng có 42 hộ, khoảng 220 khẩu. Từ khi vào lập nghiệp tới nay, làng đã tổ chức hàng chục nghi lễ cấp sắc truyền thống. Nghi lễ này được thực hiện theo dòng họ, đơn cử như họ Dương tổ chức 3 lần, họ Triệu và họ Đặng tổ chức được mỗi họ 2 lần. Theo ông Triệu Sinh Tiến, người dân trong làng ý thức gìn giữ trang phục, trống, khèn, dệt góp phần thực hiện nghi lễ cấp sắc đúng theo truyền thống.
Theo ông Dương Chúng Sinh, một người trong làng, nghi lễ cấp sắc được thực hiện bây giờ đã được cắt giảm một số nghi thức, song vẫn giữ được bản sắc truyền thống của người Dao. Để chuẩn bị tổ chức nghi lễ cấp sắc, các thành viên trong dòng họ không xảy ra xích mích gì. Thời gian tổ chức thường được thực hiện theo từng ngày, tháng, năm tốt và tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Một trong những xã tập trung nhiều đồng bào dân tộc Dao nhất là xã Đắk N’Drót (Đắk Mil), nghi lễ cấp sắc được người dân địa phương tổ chức khá thường xuyên. Điều này cũng thể hiện ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời cho thấy đời sống kinh tế ổn định của người dân. Với nghi lễ cấp sắc mà người Dao nơi đây tổ chức thì chỉ thuần người dân tộc Dao lấy nhau mới tổ chức nghi lễ cấp sắc. Mỗi lễ cấp sắc được tổ chức 2 ngày 2 đêm với nhiều nghi thức.
Bà Đặng Thị Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk N’Drót chia sẻ: “Người Dao nơi đây đang giữ nhiều bản sắc văn hóa truyền thống, như tiếng nói, trang phục và đặc biệt nghi lễ cấp sắc nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc”.
Theo baodaknong.org.vn