Tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Dao quần chẹt đến từ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện nghi lễ “Đặt tên âm và lên đèn” trong lễ Cấp sắc độc đáo của dân tộc mình.
Sau nhiều năm sống tạm nơi bìa rừng, nay đây mai đó tại các huyện vùng sâu của tỉnh Gia Lai, đến năm 2018, những hộ gia đình người dân tộc Dao di cư ngoài kế hoạch từ phía Bắc vào đã được ổn định nơi ở tại làng Lơ Bơ, xã Chư Krey, huyện Kong Chro (Gia Lai). Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020 năm nay bà con cùng sum vầy với dân tộc bản địa là đồng bào Bahnar, cùng đón một cái Tết đoàn kết, ấm áp, thân tình.
Hò Lù là một trong những xóm nghèo nhất của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng). Xóm cách trung tâm xã 16 km, đường đi lại khó khăn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất sản xuất, người dân ở đây chỉ trồng một vụ ngô. Hàng năm, người dân thiếu lương thực, nước sinh hoạt từ 3 - 4 tháng. Vì vậy, Hò Lù được gọi là những xóm không đường, không điện, nước sinh hoạt thiếu thốn, sóng điện thoại rất yếu... Thế nhưng, ở đó có những thầy cô giáo vẫn từng ngày miệt mài gieo mang con chữ, thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ vùng cao.
Lục Yên là một huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều, tỷ lệ người dân mù chữ và tái mù còn khá cao. Vì vậy, hàng năm huyện Lục Yên đã mở một số lớp học xóa mù chữ và tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học.
Hàng năm vào đầu tháng 3 âm lịch, đồng bào dân tộc Dao ở thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ (Quản Bạ, Hà Giang) tổ chức Lễ hội bắt cá. Đây là lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc dân gian, nhằm lưu giữ, bảo tồn và phát triển nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Dao.
Cùng với việc sáng tạo ra những bộ trang phục truyền thống cầu kỳ, lạ mắt, hát Páo dung là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc Dao ở Văn Yên (Yên Bái), là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường ngày.
Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao luôn được tỉnh miền núi Tuyên Quang chú trọng thực hiện. Với gần 100.000 người Dao cư trú trên địa bàn, Tuyên Quang là địa phương duy nhất của cả nước quy tụ đầy đủ 9 ngành Dao, gồm: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Coóc Mùn, Dao Quần Chẹt, Dao Ô Gang (có nơi gọi là Lồ Gang), Dao Coóc Ngáng, Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài. Đồng bào dân tộc Dao ở Tuyên Quang có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú với nhiều phong tục, nghi lễ, nghệ thuật đặc sắc.
Đồng bào Dao ở một số tỉnh phía Bắc di cư vào làm ăn sinh sống ở Đắk Nông đã mang theo nghi lễ cấp sắc truyền thống độc đáo và nghi lễ ấy vẫn được gìn giữ, phát huy. Đầu năm 2015, nghi lễ cấp sắc của người Dao được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.