Cũng ít ai ngờ rằng, tuy là quốc gia nhỏ, ít dân nhưng Gambia lại là sự pha trộn của những ảnh hưởng rất đa dạng. Vì rằng Gambia là một quốc gia đa sắc tộc: cùng với người bản địa thiểu số, thì hầu hết các sắc dân của lục địa châu Phi đều có mặt ở đất nước này. Cho nên, cũng rất khó khi nói rằng bộ tộc nào là chính ở Gambia. Nhưng, theo những con số điều tra dân tộc học mới nhất thì người đến từ Senegal trong hơn hai trăm
Với 1,7 triệu dân, nhưng mỗi năm trung bình đất nước này đón chừng 180 ngàn du khách, có nghĩa là hơn 10% dân số. Hầu hết du khách đến từ châu Âu. Tuy nhiên, du lịch đã đóng góp 14% GDP của cả nước, đem lại nguồn sống cho chừng 8% dân số.
Với sản xuất nông nghiệp, chừng 70% người dân Gambia sống dựa vào chăn nuôi, trồng trọt và các dịch vụ nông nghiệp, tuy nhiên chỉ đóng góp 13% GDP. Nhìn chung, nguồn thu nhập quan trọng của đất nước này là du lịch, nhưng cũng không ổn định qua từng năm bởi những biến động trong nước. Rõ nhất là vào năm 1994, có tới 65% số người hoạt động trong lĩnh vực này mất việc do khách du lịch quá ít.
Nhưng tới nay, du lịch đã trở thành ngành công nghiệp không khói của Gambia. Những bãi biển xinh đẹp, sự cởi mở, nụ cười thân thiện của người dân đã mời gọi và níu chân du khách. Người ta tính ra rằng, tỉ lệ khách lưu trú ở Gambia thuộc hàng cao nhất thế giới, với khoảng 7 ngày cho 1 người châu Âu sang du lịch nơi đây. Tỉ lệ khách du lịch quay trở lại cũng rất cao, điều đó khiến cho đất nước có nguồn thu đáng kể, đồng thời những người tham gia hoạt động du lịch cũng có được đời sống khá giả.
Sở dĩ như vậy là do cùng với thiên nhiên tươi đẹp quanh năm nhiều nắng và khí hậu ổn định, những con người thân thiện thì Gambia còn là đất nước đa dạng về văn hóa. Những lễ hội ở đây diễn ra quanh năm, với các màu sắc khác nhau mang tính đa chủng tộc. Những lễ hội này đều mang tính mở, thu hút cả những nhóm dân cư khác, ai cũng tìm được niềm vui và sự thân thiện thông qua những cuộc vui. Cùng đó, những món ăn Gambia cũng rất độc đáo, nó vừa có phong vị riêng lại vừa có điểm chung theo kiểu “hòa trộn văn hóa”.
Theo Tổng thư ký Ủy ban Du lịch quốc gia Gambia Benjamin Roberts, số khách đặt phòng trong mùa du lịch chiếm tỷ lệ 95 - 100% công suất. Và đó là niềm tự hào của đất nước.
Cũng trong lĩnh vực du lịch, bằng chính sự thân thiện của người dân và độc đáo của sản phẩm du lịch, khách du lịch tới Gambia tiêu khá nhiều tiền mà “không thấy xót”. Họ mất tiền nhưng đổi lại là một kỳ nghỉ thú vị. Tới nay, du lịch đóng góp cho GDP của Gambia là trên dưới 25%/năm.
Sông Gambia là một trong những dòng sông quan trọng tại Tây Phi, với chiều dài 1.130 kilômét từ cao nguyên Fouta Djallon ở phía bắc Guinea và chảy về phía tây qua Sénégal và Gambia rồi đổ ra Đại Tây dương ở thành phố Banjul, thủ đô của Gambia. Từ Fouta Djallon, dòng sông chảy theo hướng tây bắc vào vùng Tambacounda của Sénégal, sau đó hợp lưu với Nieri Ko và Koulountou trước khi xuôi vào Gambia tại Fatoto. Đây là dòng sông khá êm đềm, lượng phù sa lớn, và đặc biệt là có rất nhiều sinh vật thủy sinh. Nhất là những loài cá. Người dân hai bên bờ sông hầu như không phải đi chợ mua cá vì bất cứ lúc nào cần họ chỉ cần ra sông câu chừng 1 giờ đồng hồ là có cá ăn cả ngày. Đáng chú ý, đây là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài ếch và chúng có khả năng sinh đẻ đến kì lạ. Vì thế, dù bị bắt rất nhiều nhưng có cảm giác như chúng là loài vô tận. “Đây chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng của người Gambia chúng tôi”- M’Mumba nói. Theo anh, thật khó có thể hình dung bữa ăn của người Gambia ra sao nếu như không có món ếch.
Loài chuột này cũng có những khả năng đặc biệt, vì thế chúng đã được quân đội huấn luyện nhằm phục vụ cho việc rà phá bom mìn. Chúng không chỉ phát hiện ra bom mìn trên dải đất Gambia, mà còn được cuất khẩu sang các nước lân cận để “hoàn thành xứ mệnh” tương tự. Ngay cả quân đội Mỹ, mới đây cũng đã quan tâm tới loài chuột này bời khả năng đặc biệt của chúng. Giới chuyên gia cho rằng, hai con chuột túi Gambia, trong vòng một giờ có thể dò hết một bãi mìn có bán kính rộng tới 200m2, trong khi đó, con người phải cần đến 2 giờ. Chính vì thế, chúng được gọi là “chuột công binh”.