Ngày 21/3, tại xã biên giới Pờ Y (huyện Ngọc Hồi), lực lượng vũ tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ ra quân làm công tác dân vận năm 2025 với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân tại khu vực biên giới.
Tối 25/2, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tuyên dương điển hình "Dân vận khéo" của Quân đội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2019-2024.
Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” ở Hậu Giang đã trở thành một phong trào vì nhân dân, hướng tới nhân dân. Nhiều mô hình, điển hình đã góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Sáng 14/10, Tỉnh ủy tỉnh Lai Châu tổ chức khai mạc Hội thi Dân vận khéo với chủ đề “Tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu năm 2024”.
Ngày 6/8, sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, Hội thi “Dân vận khéo” trong Bộ đội Biên phòng khu vực 1 tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn đã bế mạc. Đội thi của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đoạt giải Nhất Hội thi. Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao 3 giải Nhì, 6 giải Ba cho các đội xuất sắc...
Thời gian qua, các cơ quan tư pháp ở Cà Mau đã chủ động, tích cực, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm quy định của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau về công tác dân vận gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phong trào thi đua của ngành. Từ đó tạo sự chuyển biến tích cực trong phối hợp thực hiện công tác dân vận, mang lại hiệu quả và sự lan tỏa sâu rộng.
Miền Tây xứ Thanh, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Thổ, Khơ Mú... với điều kiện sản xuất khó khăn, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu, tỷ lệ hộ nghèo cao. Để công tác giảm nghèo ở miền núi đi vào thực chất, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã tập trung làm tốt công tác dân vận nhằm khơi dậy sức mạnh đoàn kết, ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc nơi đây.
Trong 2 ngày (23 - 24/10), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tổ chức Hội thi "Dân vận khéo" và tuyên truyền nghị quyết của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.
Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2021 - 2023, những người lính quân hàm xanh tỉnh Kiên Giang đã có nhiều mô hình hữu hiệu trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Các hoạt động góp phần giữ vững lòng dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng với dân, quân với dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, nâng cao đời sống người dân.
Ngày 28/9, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội thi Cán bộ "Dân vận khéo" tỉnh năm 2023. Tham dự có 26 thí sinh xuất sắc nhất, đại diện cho các huyện ủy, thành ủy, lực lượng vũ trang, các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo”, xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở Yên Bái được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia. Các mô hình, điển hình này góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, tập hợp, động viên, đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị.
Theo Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang Lê Minh Hải, thời gian tới, tỉnh tiếp tục nhân rộng, phát huy hiệu quả các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn.
Xác định công tác dân vận khéo là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống dân vận tại tỉnh Thanh Hóa đã phát huy vai trò, vị trí của mình cùng cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua đó, góp phần huy động nguồn lực chung tay xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, hướng tới nông thôn mới kiểu mẫu; đồng thời giải quyết nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân.
Song hành cùng 92 mùa Xuân của đất nước và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã và đang khẳng định là cầu nối quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân 49 dân tộc trên địa bàn. Bằng nhiều mô hình, cách làm hay, sáng tạo, công tác dân vận tại tỉnh Đắk Lắk đã và đang đi vào chiều sâu, hướng về cơ sở, đa dạng hình thức tập hợp nhân dân.
Xác định công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã chủ động xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, tích cực cùng chính quyền các địa phương biên giới tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh.
Giai đoạn 2017-2022, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình “Dân vận khéo”, qua đó góp phần khơi dậy sức mạnh trong nhân dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đã đề ra; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, chính quyền với nhân dân và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào xây dựng nông thôn mới. Qua đó,nhiều tập thể, cá nhân điển hình với những cách làm hay, sáng tạo và hiệu quả đã xuất hiện, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân" xuất phát từ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã cho thấy hiệu quả thiết thực. Mô hình này được đông đảo cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh tham gia, hưởng ứng và được nhân dân ghi nhận. Từ đây, mô hình tạo sự lan tỏa đến 9/9 huyện, thị, thành phố của Yên Bái. Hiện nay, mô hình này đã lan tỏa ra nhiều tỉnh, từ đó hàng nghìn người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được giúp đỡ, tạo động lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống...
Qua hơn hai năm triển khai thực hiện mô hình "Ngày cuối tuần cùng dân" ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Từ đó, góp phần giảm nhanh tỷ hộ nghèo trên địa bàn huyện, đời sống nhân dân ngày được nâng lên, bộ mặt nông thôn khởi sắc...
"Ngày cuối tuần cùng dân" là một mô hình dân vận khéo được Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) Nông Việt Yên khởi xướng từ năm 2019 đã mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, mô hình này lan tỏa đến khắp các bản làng heo hút ở vùng cao và cả những nơi phố phường đông đúc của tỉnh Yên Bái. Hiện mô hình đã được Tỉnh ủy Yên Bái đưa vào chương trình hành động hàng năm và là việc làm thường xuyên của toàn thể các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước và nhân dân tỉnh Yên Bái.
Sau hơn 10 năm thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo, tỉnh Lai Châu đã vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn từng bước xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế mới. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Trên khu vực biên giới của tỉnh Lạng Sơn, những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng luôn bận rộn với nhiệm vụ tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Trước tình hình dịch COVID-19 phức tạp như hiện nay, lực lượng bộ đội biên phòng toàn tuyến biên giới Lạng Sơn càng vất vả hơn với công tác tuyên truyền dân vận cơ sở, phổ biến giáo dục pháp luật và chống xuất, nhập cảnh trái phép, gắn với phòng, chống dịch ở địa bàn vùng sâu, vùng xa tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Luôn nhiệt tình, tận tâm với công việc, nhiều năm qua, đảng viên Triệu Thị Phòng, dân tộc Tày, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) đã trở thành tấm gương sáng cho đồng bào các dân tộc trong vùng noi theo.
Ngày 23/1, tỉnh Lâm Đồng tổ chức đợt ra quân làm công tác dân vận gắn với tổ chức chương trình Tết vì người nghèo tại xã Đưng K' Nớ, huyện Lạc Dương. Đợt ra quân làm công tác dân vận năm nay có sự tham gia của cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị tài trợ; các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Lâm Đồng và huyện Lạc Dương; đoàn thầy thuốc tình nguyện, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Tây Ninh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân vận khéo thì làm việc gì cũng thành công”. Thấm nhuần lời dạy của Người, sau 10 năm thực hiện phong trào dân vận khéo, công tác dân vận của Hà Giang đã góp phần đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Những năm vừa qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp ủy đảng, chính quyền và mặt trận, đoàn thể huyện miền núi Lâm Bình (Tuyên Quang) quan tâm triển khai rộng khắp. Nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc.
Sáng 11/10, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2020), Đại hội Thi đua yêu nước ngành Dân vận, tuyên tương điển hình “Dân vận khéo” toàn quốc và trao giải Cuộc thi báo chí viết về tấm gương “Dân vận khéo” giai đoạn 2017-2020.
Hướng về cơ sở, công tác dân vận của cả hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả tích cực, quan tâm hơn đến cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân; nâng cao trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là của người đứng đầu trước nhân dân. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sâu sát cơ sở, làm cầu nối quan trọng giữa Đảng với nhân dân. Công tác dân vận đã động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Ngày 29/9, Ban Dân vận Tỉnh ủy Sóc Trăng đã họp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930-15/10/2020) và tuyên dương điển hình “Dân vận khéo”.