Với lợi thế 32 km bờ biển, tỉnh Tiền Giang đã hình thành và phát triển vùng chuyên canh nuôi nghêu trên địa bàn huyện Gò Công Đông có diện tích 2.200 ha, tập trung tại xã Tân Thành, sản lượng khai thác bình quân hàng năm đạt khoảng 20.000 tấn. Nghêu Gò Công có chất lượng tốt, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Ông Bùi Thái Sơn, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm ứng phó hạn mặn, nông dân địa phương chuyển đổi 3.780 ha đất trồng lúa một vụ bấp bênh sang trồng sả, hình thành vùng chuyên canh sả lớn nhất tỉnh Tiền Giang với sản lượng thu hoạch đạt trên 60.000 tấn sả thương phẩm mỗi năm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang Lê Hữu Toàn cho biết, tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang thực hiện đề án với diện tích 200.000 ha.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, để phát huy tiềm năng kinh tế vườn trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo nguồn nông sản có giá trị tiêu dùng và xuất khẩu, địa phương đã mở rộng diện tích vườn cây ăn quả lên gần 84.200 ha với nhiều chủng loại đặc sản có lợi thế cạnh tranh như: sầu riêng, thanh long, xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh…
Theo ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, ngành nông nghiệp Gia Lai đang tập trung xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng chủ lực phù hợp với thực tế từng vùng, từng địa phương. Cùng với đó, người dân, các hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã chủ động đầu tư phát triển cây trồng theo hướng thâm canh tập trung, đạt các tiêu chuẩn VietGAP, 4C, UTZ, Organic.
Tân Phú Đông (Tiền Giang) đặc thù là huyện cù lao nhiễm mặn tiếp giáp biển Đông, điều kiện thiên nhiên khắt nghiệt. Mỗi năm, địa phương có từ 4 đến 6 tháng bị nhiễm mặn. Trước đây, trồng lúa mỗi năm 1 vụ nhưng năng suất bấp bênh, những năm thiên tai coi như mất trắng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Thực hiện mục tiêu chuyển đồi cơ cấu sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, hiện nay, các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang như: Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước và thị xã Cai Lậy... đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng xuất khẩu lên trên 19.000 ha. Trong năm 2022, nông dân đã thu hoạch đạt sản lượng gần 356.000 tấn quả, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước khác.
Thừa hưởng nhiều tiềm năng, lợi thế, tỉnh Gia Lai đang định hướng phát triển cây sầu riêng theo hướng chuyên canh sâu và mở ra cơ hội lớn xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường nước ngoài.
Tân Phước là huyện vùng Đồng Tháp Mười duy nhất thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây là kết quả của quá trình khai hoang, phục hóa, di dân phát triển sản xuất vùng đất mới sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
Nằm ở phía Đông tỉnh Tiền Giang, Chợ Gạo có tiềm năng lớn về phát triển các vùng chuyên canh dừa, tạo giá trị nông sản hàng hóa cao, giải quyết việc làm cho người lao động vừa góp phần xây dựng nông thôn mới thành công.
Cây mía là loại cây nông sản được trồng nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tỉnh Hòa Bình trong nhiều năm trở lại đây. Cùng với các loại cây trồng chủ lực như: cam, bưởi… cây mía đã giúp nhiều hộ nông dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững, tạo thu nhập ổn định. Ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình cũng đã có những định hướng phát triển cây mía đúng quy hoạch vùng, hướng đến đưa cây mía tím vươn xa ra thị trường quốc tế.
Nhằm đổi mới nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Tiền Giang đang tập trung phát triển vườn cây ăn quả chuyên canh ở các địa bàn sinh thái như vùng kiểm soát lũ, vùng Đồng Tháp Mười, vùng ngọt hóa Gò Công…, hướng tới đảm bảo an sinh xã hội và tạo nguồn nông sản hàng hóa hướng đến xuất khẩu.
Tỉnh An Giang định hướng phát triển các vùng sản xuất chuyên canh rau màu quy mô lớn, rau màu công nghệ cao trọng điểm. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất, xây dựng mã vùng trồng theo tiêu chuẩn xuất khẩu và sản xuất theo chứng nhận.
Nhiều năm trở lại đây, sản xuất vụ Đông ở Yên Bái liên tục được mở rộng về diện tích và cơ cấu cây trồng, mang lại giá trị kinh tế ngày càng cao, góp phần quan trọng tăng thu nhập, ổn định lương thực cho người dân tại thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp như hiện nay.
Bí thư Huyện ủy Chợ Gạo (Tiền Giang) Ngô Hữu Thệ cho biết, cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu, địa phương đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu 7.415 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm đạt sản lượng 188.000 tấn quả cung ứng thị trường.
Các huyện đầu nguồn sông Tiền (Tiền Giang) là Cai Lậy và Cái Bè tập trung chuyển đổi từ trồng lúa bấp bênh sang phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, phù hợp với thổ nhưỡng, có lợi thế cạnh tranh phục vụ xuất khẩu. Một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được lựa chọn: xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng…với tổng diện tích trên 34.000 ha, sản lượng mỗi năm hơn 543.000 tấn. Chương trình thực hiện nhằm cụ thể hóa mục tiêu chung sống với lũ.
Tân Phước là huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang đang trở thành miền đất hứa, đã giúp cho không ít người nông dân nghèo khó ở khắp nơi tới đây khai hoang lập nghiệp, vượt khó thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nhờ các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, đến nay thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu) đã hình thành được các vùng chuyên canh cây lúa, cây ăn quả, rau... gắn với ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, tăng cường liên kết giữa “4 nhà” (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong việc sản xuất kinh doanh, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Trước tình hình sản xuất khó khăn và biến đổi khí hậu, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) quan tâm phát triển các vùng trồng chuyên canh cây trồng đặc sản, thích ứng với hạn hán và xâm nhập mặn nhằm giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, giúp nông dân nơi cù lao ven biển vượt qua khó khăn, ổn định đời sống.
Phát biểu tại cuộc họp được tổ chức ở UBND huyện Phong Điền ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Đào Anh Dũng bày tỏ sự thống nhất với đề xuất chọn xã Nhơn Nghĩa thuộc huyện Phong Điền để xây dựng vùng chuyên canh cây ăn trái tập trung phục vụ xuất khẩu của thành phố Cần Thơ.
Những năm gần đây, hàng trăm gia đình ở xã Pom Lót, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã có mức thu nhập ổn định nhờ trồng rau chuyên canh. Toàn xã Pom Lót có hơn 20ha rau màu cung cấp cho nhu cầu của người dân khu vực thành phố Điện Biên Phủ và các huyện, thị khác trong tỉnh.
Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lat (Lâm Đồng) đang mở rộng diện tích trồng chuyên canh các loại hoa mõm sói “nằm kề” với hoa hạt ngọc, nhằm tạo thêm sự đa dạng của sản phẩm hoa Đà Lạt đến với các thị trường trong nước và góp phần tái cơ cấu cây trồng phù hợp hơn với điều kiện đất đai của từng địa phương.