UBND tỉnh Đắk Lắk vừa xây dựng và ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý "Buôn Ma Thuột" đối với sản phẩm cà phê Robusta. Quy chế có hiệu lực thi hành từ ngày 3/1/2025.
Cà Mau là một trong 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh cực Nam của đất nước, có 3 mặt giáp biển, nơi chứa đầy phù sa, vùng ngập mặn, lợ phong phú với sản lượng cua biển dẫn đầu trong cả nước. Nhưng "Cua Cà Mau" mới chỉ được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến nhiều trong một năm trở lại đây với việc Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành Quyết định số 2576/QĐ-SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00116 cho sản phẩm "Cua Cà Mau". Đây là sản phẩm thứ hai được chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ở Cà Mau, do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức quản lý.
Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vừa ban hành Quyết định số 83172/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 462499 cho nhãn hiệu “Mật ong hoa cà phê Gia Lai - Coffee honey”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Gia Lai là đơn vị tổ chức quản lý chứng nhận đăng ký nhãn hiệu này.
Bình Thuận được biết đến như một vùng đất hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nghề thủy sản, đặc biệt là sản xuất tôm giống. Con tôm là một trong những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và để phát huy tối đa lợi thế này, Bình Thuận hướng tới xây dựng, phát triển chỉ dẫn địa lý cho tôm. Đây không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ thương hiệu tôm Bình Thuận, tránh xâm phạm về nguồn gốc, xuất xứ mà còn góp phần phát triển bên các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Hà Giang là tỉnh nằm ở cực Bắc của Việt Nam, được biết đến với những điểm du lịch nổi tiếng, lễ hội văn hóa độc đáo và giống chè đặc sản Shan Tuyết. Toàn tỉnh Hà Giang có gần 21.000 ha chè, diện tích chè kinh doanh chiếm trên 80% diện tích và chủ yếu là giống chè Shan Tuyết.
Chỉ dẫn địa lý là một trong những công cụ, giải pháp xây dựng thương hiệu và bảo hộ tài sản trí tuệ cho những sản phẩm hàng hóa có đặc tính, chất lượng đặc thù. Đến nay, Việt Nam đã có gần 100 chỉ dẫn địa lý trong nước nhưng hiệu quả mang lại còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề nhận diện và truyền thông tại thị trường trong nước và quốc tế.
Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ văn hóa- du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022, ngày 23/12, Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực tiễn và giải pháp thúc đẩy bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm OCOP, đặc sản địa phương” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành cùng đại diện các sở, ban ngành, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản gắn với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã và đang trở thành một định hướng quan trọng nhằm gia tăng giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của Bình Thuận. Đây được xem là công cụ cần thiết, quan trọng để khẳng định chất lượng, uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh, đặc trưng của tỉnh.
Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội nghị phát triển chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương cùng các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh.
Ngày 22/12, tại thành phố Tuy Hòa, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố Quyết định về việc cấp văn bằng Chỉ dẫn địa lý “Phú Yên” cho sản phẩm tôm hùm bông tỉnh Phú Yên.
Việc khai thác giá trị hiệu quả cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Tối 22/1, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP Tuyên Quang 2021 và Công bố chỉ dẫn địa lý Cam sành Hàm Yên. Hội chợ nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm OCOP của tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Ngày 11/9, tại huyện Lương Tài (Bắc Ninh), Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý tỏi An Thịnh cho UBND huyện Lương Tài. Đây là sản phẩm đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh và là một trong 84 sản phẩm được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý của cả nước.
Ngày 5/7, tại thắng cảnh Hang Câu, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố quyết định và trao bằng chứng nhận chỉ dẫn địa lý tỏi Lý Sơn cho UBND huyện đảo Lý Sơn.
Thương hiệu cộng đồng đang dần chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất, thương mại và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Thời gian qua, thương hiệu cộng đồng đã và đang nhận được sự quan tâm của các Bộ, ngành và địa phương trong việc bảo hộ và phát huy giá trị thương hiệu cộng đồng.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước cho biết, ngày 17/12, Sở đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Phước” cho 4 doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu. Việc Giấy cấp chứng nhận này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất chứng minh sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ.
Cam Vinh, một trong những loại quả đặc sản của tỉnh Nghệ An vừa được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý ngày 17/11/2010. Đây là cơ hội để tỉnh Nghệ An đầu tư chiều sâu nâng cao giá trị, phát triển diện tích canh tác loại cây đặc sản này.
Tối 7/4, tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Hội trà Mộc Châu lần thứ 2 năm 2017 với chủ đề "Hương sắc thảo nguyên" đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Năm du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc và cả nước do tỉnh Sơn La tổ chức.
UBND tỉnh Kon Tum vừa công bố Quyết định và đón nhận giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý sâm củ Ngọc Linh tại khu vực địa lý các xã Măng Ri, Ngọc Lây, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Linh huyện Nam Trà My (Quảng Nam).