Cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Nhiều lý do xin hưởng bảo hiểm một lần

Là địa phương có nhiều khu, cụm công nghiệp, huyện Đông Anh (Hà Nội) có tới hơn 92.000 người đang tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó phần lớn là công nhân. Thời gian gần đây, có khá nhiều người đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh làm thủ tục để xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Theo Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh, năm 2015 có 1.384 trường hợp hưởng bảo hiểm một lần với tổng số tiền 21,8 tỷ đồng; năm 2016 có 1.116 trường hợp với tổng số tiền là 27,1 tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2017 có 1.147 trường hợp lĩnh bảo hiểm một lần với tổng số tiền là 27,6 tỷ đồng. Con số trên cho thấy, lượng người lao động xin được hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có chiều hướng gia tăng.

Chị Phan Thị Lan, làm việc tại Công ty Vina (huyện Đông Anh) đã đến cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh nộp đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Chị Lan cho biết, chị làm ở công ty được 2 năm 5 tháng nhưng  nay chị muốn nghỉ việc để ở nhà bán hàng tạp hóa nên muốn thanh toán bảo hiểm xã hội một lần. "Tôi biết tham gia bảo hiểm xã hội về lâu dài sẽ được hưởng chế độ hưu trí, an tâm tuổi già nhưng tôi lại đang cần vốn mở cửa hàng nên muốn hưởng bảo hiểm một lần để lấy một khoản tiền", chị Lan nói.

Còn anh Trần Lê Đông, sinh năm 1983, làm việc tại Công ty Thành Trung (huyện Đông Anh) được hơn 8 năm. “Nếu được thanh toán bảo hiểm một lần tôi được khoảng 42 triệu đồng. Tôi cần tiền để giải quyết công việc trước mắt, còn hưu trí là chuyện của tương lai, tôi chưa tính đến", anh Đông thẳng thắn nêu lý do.

Có rất nhiều lý do khác nhau để người lao động làm đơn đề nghị hưởng bảo hiểm một lần. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh cho biết, đối tượng đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần rất đa dạng nhưng chủ yếu là công nhân lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp. Có người tuổi đời còn trẻ, đóng bảo hiểm được một vài năm nhưng cũng có người đã tham gia bảo hiểm xã hội được hơn chục năm, sau khi nghỉ việc hưởng trợ cấp thất nghiệp rồi đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần luôn. "Cá biệt có số ít lao động từ 40 - 50 tuổi, số năm đóng bảo hiểm trên 15 năm, khi đến thanh toán được nhân viên bảo hiểm xã hội tư vấn nhưng họ không nghe. Những trường hợp như thế, chúng tôi thấy tiếc cho họ,  nếu họ cố  gắng tham gia đóng bảo hiểm thêm vài năm nữa sẽ được hưởng chế độ hưu trí", bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn nói.

Nhằm giảm tỷ lệ người hưởng chế độ bảo hiểm một lần và tăng tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho biết: Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh đang đẩy mạnh tuyên truyền các chế độ chính sách, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội. Đối tượng cơ quan Bảo hiểm hướng tới là những lao động trong khu, cụm công nghiệp có thời gian tham gia nhiều và tuổi cao. Bên cạnh đó, Bảo hiểm xã hội huyện Đông Anh cũng tư vấn để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo lưu thời gian tham gia và sau này được giải quyết chế độ hưu trí, đảm bảo an sinh tuổi già. Còn với những đối tượng chưa có điều kiện tham gia bảo hiểm tự nguyện thì bảo hiểm xã hội huyện tư vấn để bảo lưu sổ bảo hiểm xã hội, chờ cơ hội thì tiếp tục tham gia bảo hiểm tự nguyện.

Báo động "gánh nặng" an sinh xã hội

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trung bình mỗi năm toàn quốc có khoảng 600.000 người thực hiện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm một lần. Thời gian gần đây, con số trên đang có xu hướng gia tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều người đang tự mình "rời xa" quỹ hưu trí và sẽ phải đối mặt với việc không được đảm bảo an sinh xã hội khi về già.

Ông Vũ Đức Thuật, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, mặc dù việc gia tăng người hưởng bảo hiểm một lần không ảnh hưởng nhiều đến quỹ bảo hiểm xã hội, nhưng vấn đề đặt ra chính là hệ lụy đối với từng cá nhân, có nghĩa là sau này những người không có lương hưu sẽ trở thành "gánh nặng" đối với an sinh xã hội của thành phố.

Ở một góc độ khác, bà Nguyễn Thị Hồng Diệu, chuyên gia về vấn đề an sinh xã hội lại chỉ ra những thiệt thòi khi người lao động hưởng chế độ một lần: "Chỉ vì cái lợi trước mắt mà người lao động tự nguyện lĩnh một lần sẽ bị mất đi nhiều thứ, trước hết là về thu nhập hàng tháng, thứ hai là về bảo hiểm y tế".

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2017 có hơn 444.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đánh giá về  thực trạng này ông Đỗ Đức Thọ, Phó Trưởng ban Chính sách (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) đặt câu hỏi, tại sao người lao động còn trẻ, còn khả năng lao động lại xin lĩnh bảo hiểm một lần. "Có thể pháp luật thông thoáng trong việc cho lĩnh bảo hiểm một lần nên người lao động chỉ cần sau một năm tham gia là được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nguyên nhân nữa là có một số doanh nghiệp tìm cách "đẩy" công nhân nhiều tuổi để tránh đóng bảo hiểm xã hội, tốn kém", ông Đỗ Đức Thọ phân tích.

Có ý kiến cho rằng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian dài thì số tiền đóng sẽ mất giá trị. Về điều này, ông Đỗ Đức Thọ, Phó Trưởng ban Chính sách (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) khẳng định là đây là ý kiến không đúng, khi người lao động tham gia bảo hiểm số tiền không những được bảo toàn mà còn sinh lời và tăng trưởng. Do vậy, người lao động nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Mạnh Khánh 

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.