Đây là chuỗi hoạt động đặc sắc giới thiệu về không gian văn hóa, du lịch miền Tây; các chương trình nghệ thuật, lễ hội truyền thống... nhằm góp phần giới thiệu những nét văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”; quảng bá, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc và tăng cường giao lưu giữa các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”.
Hoạt động điểm nhấn tháng 10 có không gian “Miền Tây mến thương”. Tại đây có không gian tiểu cảnh dành cho du khách chụp ảnh, trải nghiệm với cây cầu khỉ, thuyền hoa, thuyền trái... Đây cũng là không gian sân khấu trình diễn các hoạt động dân ca dân vũ như: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, Múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van, Rô băm, Dù kê, các ca khúc về vẻ đẹp miền Tây. Bên cạnh đó, giới thiệu bộ ảnh về miền Tây; quảng bá sản phẩm du lịch và giới thiệu ẩm thực miền Tây như: lẩu mắm, lẩu cá kèo, bánh khọt, bánh xèo, bánh pía, lạp xưởng....
Đặc biệt, tại không gian chùa Khmer, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện Lễ Sen Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, đây là một trong những lễ lớn trong năm đối với đồng bào Khmer.
Trong các ngày cuối tuần, nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc được tái hiện như: Lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum; Lễ hội Cầu mưa của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh vị thần cai quản nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió hòa; thường tổ chức ở các đền tháp Chăm và ở các cửa biển cho chung cả hai cộng đồng Chăm Ahier (Bà-la-môn) và Chăm Awal (Hồi giáo).
Chương trình “Sắc hoa”, chương trình giao lưu “Chung dòng sữa mẹ” của đồng bào các dân tộc được tổ chức tại sân làng dân tộc Ê Đê. Các chương trình sẽ trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc, ca ngợi về quê hương, đất nước đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ, tình yêu gia đình, những ca khúc về mẹ sâu lắng mà da diết; giới thiệu sự khéo léo đảm đang của phụ nữ qua việc mỗi nhóm cộng đồng giới thiệu một loại bánh đặc sắc và ấn tượng nhất của dân tộc; giới thiệu nghệ thuật dệt vải độc đáo tới du khách của các dân tộc Tà Ôi, Ê Đê, Thái, Mường.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng như: Trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm như vở tuồng nàng Sê Đa, chàng P’re Rem và khỉ Krôngzep; các loại hình nhạc cụ độc đáo là biểu tượng của văn hóa Chăm: Trống Gineng, trống para nưng, kèn saranai; đặc sản địa phương; làm gốm Bầu Trúc. Đặc biệt các hoạt động hưởng ứng nhằm tôn vinh người phụ nữ Việt Nam tại các Làng góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Chùa Khmer - nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hóa của đồng bào Khmer. Ảnh: Nam Sương |
Hoạt động điểm nhấn tháng 10 có không gian “Miền Tây mến thương”. Tại đây có không gian tiểu cảnh dành cho du khách chụp ảnh, trải nghiệm với cây cầu khỉ, thuyền hoa, thuyền trái... Đây cũng là không gian sân khấu trình diễn các hoạt động dân ca dân vũ như: Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ, Múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van, Rô băm, Dù kê, các ca khúc về vẻ đẹp miền Tây. Bên cạnh đó, giới thiệu bộ ảnh về miền Tây; quảng bá sản phẩm du lịch và giới thiệu ẩm thực miền Tây như: lẩu mắm, lẩu cá kèo, bánh khọt, bánh xèo, bánh pía, lạp xưởng....
Đặc biệt, tại không gian chùa Khmer, đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng tái hiện Lễ Sen Dolta - lễ cúng ông bà tổ tiên để ghi nhớ ơn sinh thành nuôi dưỡng của ông bà, cha mẹ, đây là một trong những lễ lớn trong năm đối với đồng bào Khmer.
Trong các ngày cuối tuần, nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc được tái hiện như: Lễ mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Xơ Đăng tỉnh Kon Tum; Lễ hội Cầu mưa của đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh vị thần cai quản nông nghiệp, cầu cho mưa thuận gió hòa; thường tổ chức ở các đền tháp Chăm và ở các cửa biển cho chung cả hai cộng đồng Chăm Ahier (Bà-la-môn) và Chăm Awal (Hồi giáo).
Biểu diễn đờn ca tài tử trong chương trình tái hiện Chợ nổi Cần Thơ tại Làng Văn hóa. Ảnh: Nam Sương |
Chương trình “Sắc hoa”, chương trình giao lưu “Chung dòng sữa mẹ” của đồng bào các dân tộc được tổ chức tại sân làng dân tộc Ê Đê. Các chương trình sẽ trình diễn các tiết mục dân ca, dân vũ truyền thống của các dân tộc, ca ngợi về quê hương, đất nước đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ, tình yêu gia đình, những ca khúc về mẹ sâu lắng mà da diết; giới thiệu sự khéo léo đảm đang của phụ nữ qua việc mỗi nhóm cộng đồng giới thiệu một loại bánh đặc sắc và ấn tượng nhất của dân tộc; giới thiệu nghệ thuật dệt vải độc đáo tới du khách của các dân tộc Tà Ôi, Ê Đê, Thái, Mường.
Bên cạnh đó là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần của 13 cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng như: Trình diễn nghệ thuật truyền thống Rô băm như vở tuồng nàng Sê Đa, chàng P’re Rem và khỉ Krôngzep; các loại hình nhạc cụ độc đáo là biểu tượng của văn hóa Chăm: Trống Gineng, trống para nưng, kèn saranai; đặc sản địa phương; làm gốm Bầu Trúc. Đặc biệt các hoạt động hưởng ứng nhằm tôn vinh người phụ nữ Việt Nam tại các Làng góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Hoàng Tâm