Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh phối hợp chính quyền các địa phương tiến hành rà soát, thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí theo quy định để nhân rộng. Trong quá trình triển khai thực hiện cần ưu tiên nhân rộng mô hình, giảm xây dựng mô hình mới khi mô đó đã có trong dân để tiết kiệm chi phí xây dựng mô hình.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, tỉnh chủ trương ưu tiên nhân rộng mô hình ương tôm giống trên ao nhỏ trước khi thả nuôi, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong ao nhỏ có trải bạt... Các địa phương nên lấy ý kiến của người dân để tạo sự đồng thuận trong việc nhân rộng mô hình, đặc biệt là đối với các hộ dân có ít đất sản xuất, sống liền kề để thiết kế mô hình này sử dụng chung nguồn nước cấp, nước thải... theo hướng giảm giá thành trong sản xuất.
Các địa phương tổng kết, đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua; qua đó chú trọng khắc phục hạn chế, phát huy những ưu điểm để hướng tới xây dựng liên kết chuỗi khép kín, bền vững.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đang nuôi hoặc chuẩn bị nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thành lập Hợp tác xã để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất với doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhằm giúp người dân giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cơ quan chức năng tỉnh đang tập trung thực hiện rà soát quy hoạch phát triển mô hình nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm siêu thâm canh; quản lý chặt chẽ về chất lượng con giống, vật tư nông nghiệp phục vụ nuôi tôm.
Cùng với đó, tỉnh thống kê số hộ đang nuôi hoặc chuẩn bị nuôi thủy sản để có kế hoạch phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Thủy sản Việt - Úc, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh, để tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức mới cho cán bộ phụ trách khuyến nông cơ sở và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm cho người dân trong vùng nhân rộng mô hình.
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 9.650 ha, trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh là 893 ha với 671 hộ nuôi.
Thu hoạch tôm nuôi siêu thâm canh tại Cà Mau. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN |
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cho biết, tỉnh chủ trương ưu tiên nhân rộng mô hình ương tôm giống trên ao nhỏ trước khi thả nuôi, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong ao nhỏ có trải bạt... Các địa phương nên lấy ý kiến của người dân để tạo sự đồng thuận trong việc nhân rộng mô hình, đặc biệt là đối với các hộ dân có ít đất sản xuất, sống liền kề để thiết kế mô hình này sử dụng chung nguồn nước cấp, nước thải... theo hướng giảm giá thành trong sản xuất.
Các địa phương tổng kết, đánh giá về hiệu quả của việc xây dựng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và người dân trong thời gian qua; qua đó chú trọng khắc phục hạn chế, phát huy những ưu điểm để hướng tới xây dựng liên kết chuỗi khép kín, bền vững.
Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đang nuôi hoặc chuẩn bị nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh thành lập Hợp tác xã để xây dựng liên kết chuỗi sản xuất với doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, nhằm giúp người dân giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cơ quan chức năng tỉnh đang tập trung thực hiện rà soát quy hoạch phát triển mô hình nuôi thủy sản, nhất là nuôi tôm siêu thâm canh; quản lý chặt chẽ về chất lượng con giống, vật tư nông nghiệp phục vụ nuôi tôm.
Cùng với đó, tỉnh thống kê số hộ đang nuôi hoặc chuẩn bị nuôi thủy sản để có kế hoạch phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Thủy sản Việt - Úc, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh, để tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức mới cho cán bộ phụ trách khuyến nông cơ sở và hướng dẫn về kỹ thuật nuôi tôm cho người dân trong vùng nhân rộng mô hình.
Tỉnh Cà Mau hiện có diện tích nuôi tôm công nghiệp trên 9.650 ha, trong đó, nuôi tôm siêu thâm canh là 893 ha với 671 hộ nuôi.
Kim Há