Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân ở các vùng ven biển trong tỉnh nên đa dạng con nuôi thủy sản nhằm đảm bảo nguồn thu nhập trước tình hình giá tôm sú, tôm thẻ chân trắng thương phẩm giảm thấp kéo dài.
Tỉnh Trà Vinh đang tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị, hộ nông dân trong tỉnh thực hiện các mô hình sản xuất tốt về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, theo Nghị quyết số 09/2024/NQ – HĐND của HĐND tỉnh ban hành tại kỳ họp thứ 15.
Rừng phòng hộ ven biển ở Kiên Giang đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệ đê biển, chống sạt lở. Nhằm khuyến khích việc trồng và bảo vệ rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép người dân được nhận giao khoán đất rừng phòng hộ để trồng 70% diện tích cây rừng và khai thác 30% diện tích mặt nước để nuôi thủy sản và các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Qua đó, đã giúp cho hàng nghìn hộ dân các ven biển của tỉnh vươn lên thoát nghèo.
Tiền Giang đang tập trung phát huy tiềm năng nuôi thủy sản xuất khẩu ở các vùng sinh thái ngọt, mặn, lợ nhằm giúp nhân dân tăng nguồn thu nhập, ổn định sản xuất và đời sống, đồng thời tạo nguồn nông sản, hàng hóa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến người nuôi trồng thủy sản. Vào mùa mưa, các yếu tố môi trường ao nuôi có thể bị thay đổi đột ngột làm thủy sản nuôi bị sốc, dễ phát sinh dịch bệnh. Vì vậy, người nuôi cần chú ý chế độ chăm sóc, quản lý môi trường nước trong ao nuôi để giảm nguy cơ rủi ro và tăng hiệu quả nuôi trồng.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tăng hiệu quả trên cùng diện tích sản xuất, từ đầu năm đến nay, tỉnh Trà Vinh chuyển đổi gần 1.900 ha đất trồng lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác hoặc trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều hộ dân nuôi cá lồng tại xã Tà Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu đang gặp khó về tiêu thụ. Cá đến lứa không thể xuất bán được nhưng vẫn phải tiếp tục bỏ chi phí thức ăn, công chăm sóc hàng ngày... khiến người nuôi gặp khó.
Trước tình hình biến đổi khí hậu khó lường, hạn mặn luôn ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây trồng cần nhiều nước ngọt như: lúa trong mùa khô, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đang đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng như giảm diện tích lúa vụ 3 để tăng cường các loại cây trồng khác cần ít nước như: rau, màu, cây ăn trái…
Ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết, người dân trong tỉnh Định bắt đầu bước vào vụ nuôi tôm nước lợ năm 2021. Để chủ động ứng phó với tình hình thời tiết, dịch bệnh trên giống nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định và các cơ quan chuyên môn đã có khuyến cáo cụ thể đến người nuôi.
Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa vừa nghiệm thu và công nhận kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật, nhân rộng mô hình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng Sipunculus nudus (Linnaeus, 1767) tại Khánh Hòa”, do Thạc sĩ Nguyễn Khánh Nam, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Khánh Hòa làm chủ nhiệm.
Hiện nay, các huyện duyên hải Gò Công Đông và Tân Phú Đông (Tiền Giang) đang tích cực phát huy tiềm năng nuôi thủy sản ven biển và cửa sông hạ lưu sông Tiền nhằm tạo nguồn thủy sản có giá trị chế biến xuất khẩu, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
Tỉnh Phú Yên đang tập trung tái cơ cấu ngành thủy sản bằng nhiều giải pháp; trong đó, phát triển ngành theo hướng ngày càng chú trọng nâng cao giá trị lĩnh vực nuôi trồng.
Thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nuôi thủy sản vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An, nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư nuôi thủy sản nước ngọt. Thế nhưng từ năm 2016 đến nay, họ vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ theo chính sách này.
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang đã có kế hoạch chuyển đổi 86.625 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng khác và nuôi thủy sản để khai thác, sử dụng tài nguyên đất đai đạt kết quả cao hơn.
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh Kiên Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển. Từ nay đến năm 2020, tỉnh tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Nhắc đến anh Cao Phú Khánh, sinh năm 1986, sống tại ấp 2, xã Long Thạnh, huyện Thủ Thừa (Long An), không chỉ bà con sống quanh đó mà các đoàn viên, thanh niên trong xã đều rất khâm phục bởi tính cần cù và cách làm giàu của Khánh. Chỉ với 1,2 ha đất trồng lúa và nuôi thủy sản thuộc vùng Đồng Tháp Mười, anh Cao Phú Khánh không chỉ làm giàu bản thân mà còn giúp cho hàng chục hộ nông dân và thanh niên trong và ngoài xã nuôi thủy sản, vươn lên thoát nghèo.
Tảo độc là các loại tảo gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động vật thủy sản như: tảo lam, tảo giáp, tảo mắt… Các loại tảo này thường tiết ra độc tố gây hoại tử gan tôm, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nước nuôi tôm, làm tôm mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu các sở, ngành có liên quan chú trọng việc xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản có hiệu quả trong thời gian tới.
Để đạt được năng suất cao trong nuôi thủy sản, việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng và trị bệnh là điều cần thiết. Nhưng nếu sử dụng thuốc kháng sinh quá liều, không tuân theo quy định sẽ có tác dụng ngược, để lại dư lượng thuốc kháng sinh nhiều trong sản phẩm thủy sản.