Ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục công tác phía Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể cho cơ quan đại diện là Hội nông dân Bắc Tân Uyên. Ảnh: Huyền Trang - TTXVN |
Dự án “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể cam, bưởi Bắc Tân Uyên cho các loại trái cam, bưởi trên địa bàn huyện” được UBND huyện Bắc Tân Uyên phê duyệt, tại Quyết định số 573/QĐ-UBND ngày 17/4/2015. Sau 2 năm triển khai dự án, đến tháng 2/2017, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Cam Bắc Tân Uyên”, “Bưởi Bắc Tân Uyên”.
Các măt hàng sản phẩm thương hiệu “Cam Bắc Tân Uyên” và “Bưởi Bắc Tân Uyên". Ảnh: Huyền Trang - TTXVN |
Phó trưởng Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh Trần Giang Khê cho biết, khi các hộ trồng cam và bưởi ở huyện Bắc Tân Uyên được cấp giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu tập thể thì quyền và lợi ích hợp pháp của bà con nông dân sản xuất và kinh doanh cam, bưởi trong huyện được bảo vệ; cũng như là một công cụ để quảng bá thương hiệu cây có múi Bắc Tân Uyên vươn xa hơn nữa.
Hiện nay, tại Bình Dương các loại cây ăn trái có múi được trồng khoảng 2.000 ha, trong đó có 67 ha cây ăn trái có múi được chứng nhận VietGAP. Năng suất các loại cây ăn trái có múi bình quân đạt 36,4 tấn/ha/năm; giá trị sản xuất bình quân đạt 500 triệu đồng/ha/năm…
Khách hàng tham quan các gian hàng. Ảnh: Huyền Trang - TTXVN |
Đến năm 2020, Bình Dương phấn đấu giá trị sản xuất cây có múi trên địa bàn bình quân 800 triệu đồng/ha/năm; có từ 300 – 500 ha diện tích cây ăn trái có múi được chứng nhận VietGAP.
Nhân dịp này, Liên hiệp hợp tác xã thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Hợp tác xã cây ăn quả Tân Mỹ đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái có múi nhằm tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây có múi./.
Huyền Trang
TTXVN