Sáng 18/11, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình thực hiện Dự án 8.
Sáng 13/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Cuộc thi sản xuất sản phẩm truyền thông trên nền tảng số về nâng cao nhận thức bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi "Rẻo cao hạnh phúc".
Đó là chủ đề của Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên trong hai ngày 24 - 25/9/2024.
Ngày 30/7, tại Trà Vinh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp Tỉnh ủy Trà Vinh tổ chức Hội thảo "Phát huy vai trò của người có uy tín, chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tuyên truyền, vận động thực hiện bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi".
Xác định bình đẳng giới là nền tảng xây dựng gia đình hạnh phúc - yếu tố quan trọng trong xây dựng con người thời kỳ mới, những năm qua, Lào Cai luôn quan tâm đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới gắn với những mô hình hay, tấm gương tiêu biểu.
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ thuộc Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người dân tộc thiểu số Bru-Vân Kiều, xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)".
Nằm ở khu vực Nam Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng có dân số trên 1,3 triệu người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 49,6%. Những năm vừa qua, công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc đã có nhiều chuyển biến đáng kể, tạo cơ hội để phụ nữ dân tộc cùng tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển của địa phương…
Với gần 20% là người dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước xác định rõ công tác hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng.
Tối 27/11, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2022 và 2023 và trao giải Cuộc thi “Tìm hiểu giá trị tích cực của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống gia đình và thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2023.
Sáng 17/11, tại thành phố Phan Rang -Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Lễ phát động có sự tham gia của lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và 50 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, Lai Châu đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những kết quả tích cực trong thực hiện Luật Bình đẳng giới. Vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội được cải thiện đồng thời với việc các hành vi bạo lực, xâm hại, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ có xu hướng giảm; tập tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi.
"Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới", hướng tới xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển bền vững, không có đói nghèo, “không ai bị bỏ lại phía sau”. Đây là thông điệp được đưa ra tại Lễ phát động Tháng Hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, biểu dương nữ đại biểu tiêu biểu trên các lĩnh vực; đồng thời ra quân Chiến dịch truyền thông năm 2023. Sự kiện do Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tổ chức ngày 13/11.
Ngày 6/10, tại thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức hoạt động “Giao lưu kết nối, giới thiệu mô hình sinh kế hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về”.
Trong hai ngày 5 - 6/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan các mô hình truyền thông xóa bỏ định kiến giới, phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em năm 2023.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Ngày Quốc tế trẻ em gái năm 2023 có chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới, góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội về việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em gái.
Ngày 16/9, tại Trường Trung học Cơ sở Thạnh Thới An, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, Ban Công tác phía Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình truyền thông Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2023 (gọi tắt là Dự án 8), với sự tham gia của hơn 600 phụ nữ, người dân và các học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ngày 6/7, Hội đồng Đội Trung ương cho biết đang phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới dành cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lần thứ nhất, với tên gọi "Lắng nghe con nói", chủ đề "Gia đình hạnh phúc".
Ngày 6/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước phối hợp với Trường Trung học Cơ sở Đắk Ơ (xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập) tổ chức ra mắt mô hình Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Đây là mô hình điểm do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai thực hiện.
Ngày 15/11, tại Nhà văn hóa thị xã Buôn Hồ, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2022” với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
Nhiều thập kỷ qua, công cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Phụ nữ có rất nhiều cơ hội để khẳng định bản thân, được tham gia vào nhiều vị trí lãnh đạo, có những đóng góp to lớn trong chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cộng đồng. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng "trọng nam, khinh nữ" vẫn còn nặng nề, khiến cho nhận thức về vai trò của phụ nữ và bình đẳng giới còn hạn chế.
Phát biểu khai mạc Hội thảo tham vấn Nam - Nam về chấm dứt tâm lý ưa thích con trai, hạ thấp giá trị con gái, và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới, diễn ra sáng 4/10, tại Hà Nội, Giám đốc Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) khu vực châu Á - Thái Bình Dương Bjorn Andersson đánh giá, Việt Nam đã đạt được thành tích rất tốt trong việc giải quyết tình trạng ưa thích con trai và lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới trong suốt 15 năm qua.
Trong hai ngày 13 và 15/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La đã giám sát việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” tại huyện Quỳnh Nhai và Mường La.
"Bất bình đẳng giới trong công việc chăm sóc không được trả lương là một trong những yếu tố gây ra khoảng cách giới trong kết quả lao động, chẳng hạn như tham gia lực lượng lao động, tiền lương và chất lượng công việc. Giải quyết các định kiến và chuẩn mực giới là bước đầu tiên trong việc phân bổ lại trách nhiệm chăm sóc, nội trợ giữa phụ nữ và nam giới. Từ đó, người phụ nữ có thể tham gia công bằng vào thị trường lao động, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và nâng cao vị thế, tiếng nói của họ trong các quyết định liên quan".
Tỉnh Đắk Lắk có khoảng 1,9 triệu dân với 49 dân tộc cùng sinh sống, trong đó phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, chiếm gần 24% dân số. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện bình đẳng giới, phát triển kinh tế, từ đó nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nội dung lãnh đạo công tác phụ nữ: “Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập” và “Thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”.
Quan tâm và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta từ khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì thế, việc thực hiện bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được những kết quả to lớn và thực chất.
Báo cáo Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019 và Tóm tắt chính sách: Các vấn đề giới trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam do Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những thành tựu trong chăm sóc sức khỏe và giáo dục, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn trên hành trình đến trường, các cơ sở y tế.
Hội nghị tổng kết Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức theo hình thực trực tuyến đã diễn ra ngày 12/8.