Ngày 25/3, Đoàn Thanh niên các lực lượng vũ trang gồm Công an tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã phối hợp tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới - biên cương Tổ quốc tôi” năm 2025 chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tại hai huyện Thạnh Trị, Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Dọc tuyến biên giới dài gần 100 km của tỉnh An Giang, luôn có hình ảnh gần gũi của các mẹ, các chị sát cánh cùng những người lính Biên phòng gìn giữ biên cương.
Không khí đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang rộn ràng trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Tại Bình Phước, những khu dân cư biên giới từng bước vượt lên mọi khó khăn và sẵn sàng đón Tết ấm áp và đầy đủ hơn.
Tỉnh Kiên Giang luôn tập trung các nguồn lực hướng về biên giới, xây dựng, củng cố các đơn vị lực lượng vũ trang; trong đó, Bộ đội Biên phòng là nòng cốt, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ. Đặc biệt, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kiên Giang đã tích cực phối hợp với Bộ đội Biên phòng trong vận động hội viên, phụ nữ tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh trật tự vùng biên giới, biển đảo trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.
Trong những ngày Tết, nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã gác lại niềm vui và hạnh phúc riêng của mình, ngày đêm bám trụ cùng dải đất biên cương, giữ bình yên cho nhân dân đón một mùa xuân mới an vui, hạnh phúc.
Tết đến Xuân về, khi nhà nhà sum vầy, quây quần bên nhau thì ở nơi biên cương Tổ quốc, dọc tuyến biên giới tỉnh Đắk Lắk, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng vẫn đang chắc tay súng, ngày đêm tuần tra, kiểm soát, canh gác bảo vệ đường biên, cột mốc.
Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2023), trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra nhiều hoạt động an sinh xã hội sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực.
Những năm qua, tại huyện vùng cao biên giới Bát Xát (Lào Cai), đồng bào các dân tộc Dao, Hà Nhì… rất phấn khởi vì sản phẩm lê Tai nung (lê VH6) được mùa được giá. Ưu điểm nổi bật của giống lê Tai nung là sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc, cây trồng 4 - 5 năm sẽ cho thu hoạch. Quả lê vỏ mỏng, ăn giòn, vị ngon, ngọt thanh mát, khi bổ ra ít bị thâm.
Ngày 22 - 23/7, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Đoàn Thanh niên lực lượng vũ trang tỉnh Sơn La, Huyện đoàn Sốp Cộp phối hợp tổ chức Chiến dịch tình nguyện “Hành quân xanh” năm 2023 tại xã Mường Lèo.
Điện Biên có trên 455 km đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc với 29 xã biên giới, hơn 25.700 hộ sinh sống tại 310 thôn, bản và 3 cụm dân cư trên địa bàn 4 huyện. Thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về "Tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới", các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã phối hợp với các xã biên giới, các già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào đến người dân; đồng thời lựa chọn những tập thể, hộ gia đình ký tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản.
Ngày 28/3, Tỉnh Đoàn Kon Tum phối hợp với Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức chương trình “Tháng ba biên giới - Biên cương Tổ quốc tôi” tại xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi, với sự tham gia của hơn 300 đoàn viên và nhân dân địa phương.
Là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc, Điện Biên có hơn 455 km đường biên giới giáp Lào và Trung Quốc. Tại địa bàn biên giới, các già làng đóng vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên cột mốc, góp phần giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Ngày 3/3, tại xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang Thành, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức ra quân Tháng Thanh niên và Tháng Ba biên giới năm 2023 với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi”. Tham dự buổi lễ có Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Thiếu tướng Trần Văn Bừng, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng cùng lãnh đạo địa phương và hơn 500 người dân huyện Giang Thành.
Giai đoạn 2020 - 2022 là những ngày tháng khó khăn, gian khổ của cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng. Ngoài nhiệm vụ quản lý, bảo vệ hơn 300 km đường biên, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng còn phải căng mình quản lý, giúp đỡ, cứu nạn cho nhiều công dân trở về nước qua đường mòn, lối mở. Với tinh thần quyết tâm vượt khó, hy sinh vì sự bình yên của nhân dân, các anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cứu giúp thành công nhiều công dân gặp nạn trên biên giới.
Tháng Hai, đất trời biên cương phía Bắc xanh một màu bình yên. Núi đá hùng vỹ trập trùng bất tận theo dáng hình nơi bắt đầu Tổ quốc. Hơn bốn ngàn năm lịch sử, biết bao thăng trầm, phong ba, bao lớp người đã sống còn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam bất di bất dịch. Lặng nhìn những nghĩa trang liệt sỹ, đài hương, bia đá khắc ghi tên tuổi những người con của đất nước đã anh dũng hy sinh, mãi mãi nằm xuống, bỗng trào dâng mãnh liệt ý thức chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn bờ cõi linh thiêng của Tổ quốc.
Những ngày Tết Quý Mão, khi mọi người đang quây quần, sum họp bên gia đình, trên những nẻo đường biên giới xa xôi, các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng tỉnh Sơn La vẫn chắc tay súng tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, đảm bảo sự bình yên cho mọi người, mọi nhà.
Vùng biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác. Các trường học thường phải đóng ở các bản vùng cao, vùng sâu. Dù gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng những giáo viên công tác ở đây vẫn nỗ lực bám bản, bám trường.
Khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn có 20 xã và 1 thị trấn với 180 thôn, tương đương trên 70.000 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Thời gian qua, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền các địa phương biên giới đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Từ đó, bà con hăng hái tham gia phong trào tự quản đường biên, cột mốc, cùng giữ gìn, duy trì an ninh thôn bản, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Trên địa bàn tỉnh Lai Châu, dịch COVID-19 diễn biến ngày một phức tạp. Quân và dân khu vực biên giới của tỉnh luôn nâng cao tinh thần, trách nhiệm, quyết tâm phòng, chống dịch để giữ vững “vùng xanh” trong điều kiện "bình thường mới", với chủ trương thích ứng linh hoạt, nhân dân tiếp tục lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng biên.
Cùng với nhiệm vụ bảo vệ nơi phên dậu của Tổ quốc, những thầy thuốc mang quân hàm xanh của lực lượng Biên phòng Sơn La đã góp phần giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc chăm sóc sức khỏe, qua đó phát huy hiệu quả của việc chữa bệnh ban đầu tại tuyến cơ sở, nhất là trong giai đoạn ảnh hưởng của dịch COVID-19 hiện nay.
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, cùng với những món quà Tết đầy ý nghĩa của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương thì lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn đã tích cực triển khai các chương trình an sinh xã hội hướng tới nhân dân vùng biên. Từ đó, đồng bào miền biên ải xứ Lạng đã gửi trọn niềm tin, cùng những người lính quân hàm xanh chung tay bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ gìn an ninh thôn bản.
Cùng với những chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Tết đến Xuân về là dịp để mọi người, mọi nhà quây quần đoàn tụ bên nhau, nhưng đối với người lính quân hàm xanh nơi biên cương nói chung, cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) nói riêng vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng, bám trụ từng đường biên, cột mốc để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia và phòng, chống dịch COVID-19.
Ngày 19/1, tại bản Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình), Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Quảng Bình cùng các đơn vị đồng hành đã phối hợp tổ chức chương trình “Tết thắm tình quân dân”.
Đồn Biên phòng Bắc Sơn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 7 xã, phường biên giới của thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là các hoạt động buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép...Đồn Biên phòng Bắc Sơn có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 7 xã, phường biên giới của thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), địa bàn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, nhất là các hoạt động buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép...
Đến biên thùy phía Bắc của Tổ quốc những ngày tháng Hai. Đặt tay lên cột mốc chủ quyền thiêng liêng, cảm nhận biết bao thăng trầm lịch sử, những phong ba của đôi bờ biên giới. Từng tên núi, mỗi tên sông đều gắn với những chiến tích lẫy lừng. Mỗi tấc đất biên cương đều thấm trộn máu xương của cha ông trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đau thương mà anh dũng.
Một ngày trung tuần tháng 11, những thành viên thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ và Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng bắt đầu cuộc hành trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" tại hai xã Pa Ủ và Pa Vệ Sử thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Với đường bằng phẳng, để vượt hơn 1.500 km (đi và về) là chuyện quá đỗi bình thường, nhưng đến với gập ghềnh, hiểm trở Pa Ủ, Pa Vệ Sử, ngoài sức khỏe điều cần hơn cả là sự đồng cảm, sẻ chia và một tình yêu đủ lớn dành cho con người, mảnh đất nơi biên cương của Tổ quốc.
Nhắc đến vùng Lục khu, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là nhắc đến vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đường sá đi lại khó khăn, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và kinh tế chậm phát triển. Thế nhưng, trên vùng cao nguyên đá, những thầy, cô giáo vẫn đang bám trường, bám lớp để gieo chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số trên vùng đất biên cương này.
Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” được thực hiện theo kế hoạch phối hợp giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nhằm chia sẻ một phần khó khăn của nhân dân, phụ nữ các xã biên giới, hải đảo thuộc diện đặc biệt khó khăn trong cả nước. Cùng với các cấp Hội Phụ nữ trong cả nước, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, có sức lan tỏa, đồng hành cùng cán bộ, hội viên, phụ nữ, người dân vùng biên. Qua đó, giúp hội viên phụ nữ nghèo vùng cao biên giới có điều kiện phát triển kinh tế, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Ngày 24/5, tại Trung tâm Y tế xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp, Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Phước, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bù Đốp tổ chức thăm, khám bệnh, tặng quà cho phụ nữ, trẻ em xã biên giới Phước Thiện và Hưng Phước. Đây là hoạt động nằm trong Chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương năm 2019.