Bài 2: Chú trọng quyền lợi và trách nhiệm cộng đồng
Quá trình hình thành và phát triển Vườn Quốc gia Bạch Mã, trước hết phải kể đến những đóng góp thầm lặng của đội ngũ cán bộ Kiểm lâm nơi đây. Họ đã biết khơi dậy sức mạnh của cộng đồng dân cư cùng chúng tay bảo vệ đa dạng sinh học, để màu xanh của rừng Bạch Mã vẫn trải rộng trên dãy Trường Sơn hùng vĩ - trở thành “Của để dành” vô giá cho các thế hệ mai sau.
"Giám đốc chữa cháy rừng”
Điều cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, đó là “Đại bản doanh” của Ban quản lý Vườn ngụ ở chân núi Bạch Mã mướt xanh như một lâm viên. Nơi còn lưu giữ những loài cây quý hiếm do chính các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước tự tay vun trồng khi đến thăm Vườn, nhờ được chăm sóc chu đáo nên đang vươn cao tạo thêm sự đa dạng sinh học vốn có nơi đây.
Người được phong biệt danh “Giám đốc chữa cháy rừng” nguyên là cựu sinh viên ngành Lâm nghiệp, Trường Nông Lâm Súc Huế (nay là Đại học Nông Lâm-Đại học Huế)-Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện nay. Nói về quá trình gắn bó gần 40 năm với rừng, ông bộc bạch: Sau khi tốt nghiệp, năm 1978 ông được phân về công tác tại Trạm Lâm nghiệp Gio Linh-nơi khét tiếng có hàng rào điện tử Mac Namara thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược. Tròn 10 năm ươm lại mầu xanh cho vùng Bình Trị Thiên khói lửa một thời, năm 1988 ông được điều chuyển về giữ trọng trách Trưởng ban quản lý rừng cấm Bạch Mã-Hải Vân (tiền thân của Vườn Quốc gia Bạch Mã ngày nay).
Những năm đầu tiên, nhiệm vụ trọng tâm của Ban quản lý rừng cấm là phải giảm thiểu được nạn cháy rừng. Vào mùa nắng nóng, ông và đồng nghiệp phải dựng lều lán dọc theo chiều dài 10 km ven Quốc lộ 1, từ chân đèo Hải Vân đến tận Hải Vân Quan để phòng ngừa và chữa cháy kịp thời. Cùng với đó là huy động lực lượng của các hợp tác xã, lâm trường, phòng lâm nghiệp và cá nhân tham gia trồng rừng theo chương trình hợp đồng nhận khoán trồng và bảo vệ rừng. Từ khi màu xanh trở lại, các chốt bảo vệ rừng nghiễm nhiên trở thành nơi dừng chân cho du khách thập phương trên mọi nẻo từ Nam ra và từ ngoài Bắc vào. Do đó, đã nâng cao ý thức giữ rừng của người dân địa phương và chính họ đã phong tặng cho ông biệt danh “Giám đốc chữa cháy rừng”.
Kỷ niệm khó quên nhất của Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo, đó chuyến điều tra hệ động thực vật sát khu vực đỉnh Bạch Mã cùng với các nhà khoa học thuộc Viện Điều tra Quy hoạch vào năm 1990, mục đích làm cơ sở khoa học để xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật thành lập Vườn Quốc gia. Khi đang mải mê thu thập mẫu vật, ông giật bắn người bởi tiếng súng nổ ngay bên cạnh. Thì ra một trong nhóm các nhà động vật học đã bắn 1 con vượn để làm mẫu vật. Nhìn con vượn bị bắn hạ nước mắt ràn rụa thoi thóp thở, cũng với âm thanh la hét thảm thương của các thành viên gia đình vượn dù bị xua đuổi nhưng không chịu rời xa, ông nhận ra rằng “Nếu dùng phương pháp này để điều tra nghiên cứu, thì không mấy chốc các loài động vật quý hiếm sẽ đứng trên bờ vực tuyệt chủng”.
Những trăn trở đó của ông đã được cởi bỏ khi ông đi tham quan Bảo tàng Thiên nhiên ở một số nước Châu Á và Châu Âu. Ở những nơi đó “Người ta tiếp nhận mẫu vật từ các khu bảo tồn do sự xung đột bản năng sinh tồn một mất một còn của các loài, hoặc do được biếu tặng mà thôi. Nên từ đó tôi yêu cầu các nhà nghiên cứu không được bắn giết động vật trong Vườn để lấy mẫu”-Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo cười mãn nguyện cho biết.
Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng
Vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676ha, trải dài trên 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam là 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông, Đông Giang gồm 15 xã, thị trấn với 109 thôn có 4 dân tộc Kinh, Katu, Vân Kiều và dân tộc Mường cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Nhờ thường xuyên tiếp xúc với chính quyền và người dân vùng đệm, Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo thấu tỏ một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, đó là chú trọng phối hợp cùng chính quyền địa phương trong công tác phát triển kinh tế vùng đệm, cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng sẽ giảm sức ép cho Vườn, trên nguyên tắc gắn quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích, động viên cộng đồng cùng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.
Đến thăm đồng bào Katu ở thôn 3, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, điều nhận thấy ngay là đường vào thôn đã bê tông hóa, nhà cửa khang trang với đặc thù là gia đình nào cũng có vườn cau phía trước, bao bọc xung quanh nhà là keo lai, tiếp đó là rừng đặc dụng. Trao đổi về việc nhận khoán tái sinh và bảo vệ rừng, ông Lê Thạch Đô 58 tuổi cho biết, cả thôn có gần 100 hộ và hầu hết đều tham gia bảo vệ rừng theo mô hình cộng đồng, nhóm hộ và cá nhân. “Ba năm nay chính quyền đều trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Không nhiều lắm đâu nhưng ai cũng vui. Tuần một lần chúng tôi thay nhau tuần tra, nên không ai dám đến chặt cây hay săn thú!”, ông Đô xác nhận.
Tiêu biểu như gia đình chị Lê Thị Bông cũng ở thôn 3 vừa tham gia bảo vệ rừng cộng đồng, vừa nhận khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ riêng gần 2ha rừng. Trong 3 năm qua, tổng cộng vợ chồng chị được chi trả 6,5 triệu đồng. Chưa kể 2ha trồng keo đã đến tuổi thu hoạch những chưa mở được đường lên đồi để khai thác.
Trong những năm qua, Vườn đã chú trọng kêu gọi các tổ chức quốc tế như UNDP, SNV Tropenbos, WWF, DED, EnBW; Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Anh... hỗ trợ triển khai nhiều dự án nhỏ đầu tư trực tiếp cho cộng động vùng đệm hưởng lợi. Cụ thể là hỗ trợ cho nông dân vay vốn luân phiên phát triển sản xuất, xây dựng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt lúa nước, xây dựng thủy lợi nhỏ, xây dựng nguồn nước tự chảy, phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nuôi cá nước ngọt, cung cấp con giống gia súc, gia cầm, xây dựng vườn thuốc nam gia đình, nâng cao nhận thức bảo tồn. Hiện tại dân cư trong vùng đệm của Vườn Quốc gia đã định canh định cư ổn định.
Bên cạnh đó, Ban quản lý Vườn đã tổ chức bàn giao 1.442ha rừng trồng phòng hộ thuộc Chương trình 327 và 661 tại vùng đệm cho hàng trăm hộ gia đình của cộng đồng địa phương, thuộc hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Chính sách 178. Vườn còn hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân của các xã vùng đệm, thông qua các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Kết quả đã có 150 hộ xây dựng mô hình này với tổng diện tích 82ha đã được đầu tư 11.100 cây bản địa, 2.220 cây ăn quả, 9.000 cây tre điền trúc. Hàng năm, Vườn đã hợp đồng với hàng trăm lao động trồng từ 50 -100ha rừng đặc dụng, khoán bảo vệ rừng 8.000ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 500ha rừng tự nhiên theo Chương trình 661 để thực hiện mục tiêu phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn. Đồng thời không ngừng xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của lực lượng khoán bảo vệ rừng hoạt động tập trung, gồm các nhóm hộ gia đình kết hợp với lực lượng Kiểm lâm tạo thành sức mạnh tổng hợp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
Đây được xem như một mô hình xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Vườn Quốc gia Bạch Mã, trên cơ sở gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa phương theo các chương trình, dự án. Chính sự đầu tư lồng ghép từ những chương trình này đã góp phần không nhỏ để cải tạo đời sống kinh tế của đại đa số cộng đồng dân cư các xã vùng đệm, giảm thiểu được tình trạng phá rừng trong khu vực. (Còn tiếp)
Quá trình hình thành và phát triển Vườn Quốc gia Bạch Mã, trước hết phải kể đến những đóng góp thầm lặng của đội ngũ cán bộ Kiểm lâm nơi đây. Họ đã biết khơi dậy sức mạnh của cộng đồng dân cư cùng chúng tay bảo vệ đa dạng sinh học, để màu xanh của rừng Bạch Mã vẫn trải rộng trên dãy Trường Sơn hùng vĩ - trở thành “Của để dành” vô giá cho các thế hệ mai sau.
Đỉnh Bạch Mã . Ảnh: Nguồn Internet |
"Giám đốc chữa cháy rừng”
Điều cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến thăm Vườn Quốc gia Bạch Mã, đó là “Đại bản doanh” của Ban quản lý Vườn ngụ ở chân núi Bạch Mã mướt xanh như một lâm viên. Nơi còn lưu giữ những loài cây quý hiếm do chính các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước tự tay vun trồng khi đến thăm Vườn, nhờ được chăm sóc chu đáo nên đang vươn cao tạo thêm sự đa dạng sinh học vốn có nơi đây.
Người được phong biệt danh “Giám đốc chữa cháy rừng” nguyên là cựu sinh viên ngành Lâm nghiệp, Trường Nông Lâm Súc Huế (nay là Đại học Nông Lâm-Đại học Huế)-Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo, Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện nay. Nói về quá trình gắn bó gần 40 năm với rừng, ông bộc bạch: Sau khi tốt nghiệp, năm 1978 ông được phân về công tác tại Trạm Lâm nghiệp Gio Linh-nơi khét tiếng có hàng rào điện tử Mac Namara thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược. Tròn 10 năm ươm lại mầu xanh cho vùng Bình Trị Thiên khói lửa một thời, năm 1988 ông được điều chuyển về giữ trọng trách Trưởng ban quản lý rừng cấm Bạch Mã-Hải Vân (tiền thân của Vườn Quốc gia Bạch Mã ngày nay).
Những năm đầu tiên, nhiệm vụ trọng tâm của Ban quản lý rừng cấm là phải giảm thiểu được nạn cháy rừng. Vào mùa nắng nóng, ông và đồng nghiệp phải dựng lều lán dọc theo chiều dài 10 km ven Quốc lộ 1, từ chân đèo Hải Vân đến tận Hải Vân Quan để phòng ngừa và chữa cháy kịp thời. Cùng với đó là huy động lực lượng của các hợp tác xã, lâm trường, phòng lâm nghiệp và cá nhân tham gia trồng rừng theo chương trình hợp đồng nhận khoán trồng và bảo vệ rừng. Từ khi màu xanh trở lại, các chốt bảo vệ rừng nghiễm nhiên trở thành nơi dừng chân cho du khách thập phương trên mọi nẻo từ Nam ra và từ ngoài Bắc vào. Do đó, đã nâng cao ý thức giữ rừng của người dân địa phương và chính họ đã phong tặng cho ông biệt danh “Giám đốc chữa cháy rừng”.
Kỷ niệm khó quên nhất của Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo, đó chuyến điều tra hệ động thực vật sát khu vực đỉnh Bạch Mã cùng với các nhà khoa học thuộc Viện Điều tra Quy hoạch vào năm 1990, mục đích làm cơ sở khoa học để xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật thành lập Vườn Quốc gia. Khi đang mải mê thu thập mẫu vật, ông giật bắn người bởi tiếng súng nổ ngay bên cạnh. Thì ra một trong nhóm các nhà động vật học đã bắn 1 con vượn để làm mẫu vật. Nhìn con vượn bị bắn hạ nước mắt ràn rụa thoi thóp thở, cũng với âm thanh la hét thảm thương của các thành viên gia đình vượn dù bị xua đuổi nhưng không chịu rời xa, ông nhận ra rằng “Nếu dùng phương pháp này để điều tra nghiên cứu, thì không mấy chốc các loài động vật quý hiếm sẽ đứng trên bờ vực tuyệt chủng”.
Những trăn trở đó của ông đã được cởi bỏ khi ông đi tham quan Bảo tàng Thiên nhiên ở một số nước Châu Á và Châu Âu. Ở những nơi đó “Người ta tiếp nhận mẫu vật từ các khu bảo tồn do sự xung đột bản năng sinh tồn một mất một còn của các loài, hoặc do được biếu tặng mà thôi. Nên từ đó tôi yêu cầu các nhà nghiên cứu không được bắn giết động vật trong Vườn để lấy mẫu”-Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo cười mãn nguyện cho biết.
Xã hội hóa công tác bảo vệ rừng
Vùng đệm của Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích 58.676ha, trải dài trên 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam là 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông, Đông Giang gồm 15 xã, thị trấn với 109 thôn có 4 dân tộc Kinh, Katu, Vân Kiều và dân tộc Mường cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Nhờ thường xuyên tiếp xúc với chính quyền và người dân vùng đệm, Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo thấu tỏ một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài nhằm từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng, đó là chú trọng phối hợp cùng chính quyền địa phương trong công tác phát triển kinh tế vùng đệm, cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng sẽ giảm sức ép cho Vườn, trên nguyên tắc gắn quyền lợi và nghĩa vụ để khuyến khích, động viên cộng đồng cùng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học.
Đến thăm đồng bào Katu ở thôn 3, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, điều nhận thấy ngay là đường vào thôn đã bê tông hóa, nhà cửa khang trang với đặc thù là gia đình nào cũng có vườn cau phía trước, bao bọc xung quanh nhà là keo lai, tiếp đó là rừng đặc dụng. Trao đổi về việc nhận khoán tái sinh và bảo vệ rừng, ông Lê Thạch Đô 58 tuổi cho biết, cả thôn có gần 100 hộ và hầu hết đều tham gia bảo vệ rừng theo mô hình cộng đồng, nhóm hộ và cá nhân. “Ba năm nay chính quyền đều trả tiền dịch vụ môi trường rừng. Không nhiều lắm đâu nhưng ai cũng vui. Tuần một lần chúng tôi thay nhau tuần tra, nên không ai dám đến chặt cây hay săn thú!”, ông Đô xác nhận.
Tiêu biểu như gia đình chị Lê Thị Bông cũng ở thôn 3 vừa tham gia bảo vệ rừng cộng đồng, vừa nhận khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ riêng gần 2ha rừng. Trong 3 năm qua, tổng cộng vợ chồng chị được chi trả 6,5 triệu đồng. Chưa kể 2ha trồng keo đã đến tuổi thu hoạch những chưa mở được đường lên đồi để khai thác.
Trong những năm qua, Vườn đã chú trọng kêu gọi các tổ chức quốc tế như UNDP, SNV Tropenbos, WWF, DED, EnBW; Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Anh... hỗ trợ triển khai nhiều dự án nhỏ đầu tư trực tiếp cho cộng động vùng đệm hưởng lợi. Cụ thể là hỗ trợ cho nông dân vay vốn luân phiên phát triển sản xuất, xây dựng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu, hỗ trợ và chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt lúa nước, xây dựng thủy lợi nhỏ, xây dựng nguồn nước tự chảy, phát triển mô hình du lịch cộng đồng, nuôi cá nước ngọt, cung cấp con giống gia súc, gia cầm, xây dựng vườn thuốc nam gia đình, nâng cao nhận thức bảo tồn. Hiện tại dân cư trong vùng đệm của Vườn Quốc gia đã định canh định cư ổn định.
Bên cạnh đó, Ban quản lý Vườn đã tổ chức bàn giao 1.442ha rừng trồng phòng hộ thuộc Chương trình 327 và 661 tại vùng đệm cho hàng trăm hộ gia đình của cộng đồng địa phương, thuộc hai huyện Phú Lộc và Nam Đông theo Chính sách 178. Vườn còn hỗ trợ về kỹ thuật xây dựng mô hình nông lâm kết hợp trồng xen cây ăn quả và cây bản địa để cải tạo vườn tạp cho 450 hộ dân của các xã vùng đệm, thông qua các lớp tập huấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Kết quả đã có 150 hộ xây dựng mô hình này với tổng diện tích 82ha đã được đầu tư 11.100 cây bản địa, 2.220 cây ăn quả, 9.000 cây tre điền trúc. Hàng năm, Vườn đã hợp đồng với hàng trăm lao động trồng từ 50 -100ha rừng đặc dụng, khoán bảo vệ rừng 8.000ha và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 500ha rừng tự nhiên theo Chương trình 661 để thực hiện mục tiêu phục hồi hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn. Đồng thời không ngừng xây dựng, hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của lực lượng khoán bảo vệ rừng hoạt động tập trung, gồm các nhóm hộ gia đình kết hợp với lực lượng Kiểm lâm tạo thành sức mạnh tổng hợp hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
Đây được xem như một mô hình xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng của Vườn Quốc gia Bạch Mã, trên cơ sở gắn liền giữa quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng dân cư địa phương theo các chương trình, dự án. Chính sự đầu tư lồng ghép từ những chương trình này đã góp phần không nhỏ để cải tạo đời sống kinh tế của đại đa số cộng đồng dân cư các xã vùng đệm, giảm thiểu được tình trạng phá rừng trong khu vực. (Còn tiếp)
Văn Hào
TTXVN