Sau khi UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đưa ra dự thảo Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ đưỡng Bạch Mã, thuộc Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, đã làm dấy lên những ý kiến khác nhau từ các nhà khoa học và các nhà quản lý chuyên ngành. Vậy thực trạng công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở đây ra sao? Việc triển khai các dự án phát triển kinh tế-xã hội, nhất là phát triển du lịch ảnh hưởng mức độ thế nào đến nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của Vườn? Đặc biệt là trong lúc các cơ quan chức năng đang xúc tiến xây dựng hồ sơ đề cử Vườn Quốc gia Bạch Mã là Vườn di sản ASEAN. Để làm rõ các nội dung này, pVườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập ngày 15/7/1991, đến ngày 2/1/2008, theo Quyết định số 01 Thủ tướng Chính phủ, Vườn được điều chính mở rộng tăng thêm 15.456ha, với tổng diện tích 37.487ha nằm trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam. Đến nay, Vườn vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát, nhờ đội ngũ cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư bản địa đã “đồng tâm hiệp lực” gìn giữ, bảo vệ Vườn như chính bảo vệ ngôi nhà của mình.
Bài 1: Trung tâm dải rừng xanh tự nhiên quý giá cuối cùng
Vườn Quốc gia Bạch Mã được thành lập ngày 15/7/1991, đến ngày 2/1/2008, theo Quyết định số 01 Thủ tướng Chính phủ, Vườn được điều chính mở rộng tăng thêm 15.456ha, với tổng diện tích 37.487ha nằm trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam. Đến nay, Vườn vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn những thảm thực vật phong phú và những cánh rừng nguyên sinh bát ngát, nhờ đội ngũ cán bộ quản lý và cộng đồng dân cư bản địa đã “đồng tâm hiệp lực” gìn giữ, bảo vệ Vườn như chính bảo vệ ngôi nhà của mình.
Đối với những người thích tìm hiểu về với thiên nhiên, yêu thích sựu hoang sơ, đơn giản, tĩnh lặng thì Vườn Quốc gia Bạch Mã đúng là báu vật. Nguồn : Internet |
Hệ sinh thái chuẩn mực
Trước khi trở thành Vườn Quốc gia, Bạch Mã đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Năm 1925, dưới thời Pháp thuộc, để bảo vệ loài Gà lôi lam mào trắng, chính quyền sở tại đã xây dựng và đệ trình lên Bộ Thuộc địa Pháp một dự án thành lập vườn quốc gia.
Theo kết quả của đề tài nghiên cứu “Đa dạng sinh học động thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã”, do các nhà khoa học Trường Đại học Tự nhiên Huế thực hiện: Vườn Quốc gia này là 1 trong 27 Vườn Quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của cả nước. Giàu tiềm năng về du lịch sinh thái, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều loài động thực vật quý hiếm và hệ sinh thái chuẩn mực quốc gia cần bảo vệ một cách nghiêm ngặt.
Nằm trên địa bàn hành chính của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Bạch Mã có một vị trí địa lý đặc biệt là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc, là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất ở Việt Nam nối từ Biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Nơi có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng về hệ động thực vật mang tính đặc trưng là có sự giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam. Núi rừng tự nhiên của Bạch Mã còn là trung tâm nối các quần thể di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã được UNESCO công nhận.
Vườn được quy hoạch thành 3 phân khu, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.064,8 ha); phân khu phục hồi sinh thái (20.234 ha); phân khu dịch vụ hành chính (5.188,2) ha. Hiện Ban quản lý Vườn Quốc gia bạch Mã đã xác định, thống kê được 2.147 loài thực vật (trong đó có 185 loài là đặc hữu của Việt Nam, 54 loài quí hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam).
Về động vật có 1.534 loài, trong đó lớp côn trùng có 894 loài; lớp cá xương có 57 loài; lưỡng cư bò sát có 93 loài; lớp chim có 358 loài; lớp thú có 132 loài. Đặc biệt là có các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Voọc ngũ sắc, Sao la, Mang lớn.. và các loài thực vật quý giá như Trầm hương, Trắc, Gụ, Cẩm lai...
Tuy vậy, hệ sinh thái rừng nhiều nơi đã bị suy thoái do bom đạn và chất độc màu da cam trong chiến tranh, cùng với nạn khai thác lâm sản trái phép và săn bắt động vật rừng từng diễn khá ra phổ biến ở nhiều địa phương, tập quán của đồng bào dân tộc phát rừng làm nương rẫy. Cộng với tình trạng lấn rừng trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, dân số ngày càng tăng cao, nhận thức bảo tồn còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp, thiên tai lũ lụt hạn hán thường xuyên đe doạ hàng năm... Mặt khác, do nhu cầu công nghiệp hoá và xu thế đô thị hoá trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nên những nguy cơ và thách thức về bảo tồn đa dạng sinh học càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cho đến nay, Vườn Quốc gia Bạch Mã có tới 64 loài nguy cấp ở phạm vi Việt Nam, chiếm 3,88% số loài của Vườn được đưa vào trong Sách Đỏ - Phần thực vật. Vườn cũng đã bổ sung 23 loài nguy cấp ở phạm vi toàn cầu, chiếm 1,4% tổng số loài của Vườn có tên trong Danh mục thực vật bị đe dọa của IUCN. Có 23 loài được bảo vệ theo pháp luật của Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, hệ động vật Bạch Mã có 4 loài là đặc hữu hẹp của Bạch Mã, 22 loài là đặc hữu của Việt Nam, 88 loài quí hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Chỉ tính riêng về lớp thú thì Bạch Mã đã có tới 46 loài quí hiếm, 17 loài có tên trong Sách Đỏ Thế giới…
Hiện trường” nghiên cứu khoa học
Để có thể xác định được các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bạch Mã, chương trình đánh giá nghiên cứu khoa học được Ban quản lý Vườn đặt ra một cách thường xuyên. Nếu như khi mới thành lập, Vườn chỉ thống kê được 501 loài thực vật để bảo vệ, thì đến năm 2007, số lượng cá thể đã thống kê được 2.147 loài cần phải được cập nhật để bảo vệ. Hay trước đây mục tiêu bảo vệ các loài quí hiếm như Sao la, Mang lớn đều không có trong danh mục bảo vệ. Qua quá trình đánh giá, điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loài mới cần phải bổ sung vào mục tiêu bảo tồn. Đồng thời xác định được đây là vùng có nhiều loài bị đe dọa ở mức độ trong nước và thế giới, là cái nôi của với nhiều loài đặc hữu trong nước và thế giới.
Từ những dẫn liệu do kết quả điều tra đa dạng sinh học ở Bạch Mã, việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen là một hướng nghiên cứu quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ hoặc bảo tồn trang trại đối với các loài đang có nguy cơ đe doạ của Vườn.
Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, các nhà khoa học ở các viện, các trường đại học đã tổ chức và phối hợp nghiên cứu thành công, bảo tồn được một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như các đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái và phương pháp nhân giống cây Tùng Bạch Mã, cây Hồi hoa nhỏ, cây Re ương, cây Chóc máu. Nghiên cứu sự phân bố các loài thú Linh trưởng và đề ra các giải pháp bảo tồn; nghiên cứu sinh thái Hổ…
Ngoài ra, Vườn còn phối hợp với các viện, trường đại học nghiên cứu một số đề tài đã có những kết quả đáng kể như: Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trong khuôn khổ dự án "Bảo tồn cây thuốc cổ truyền" của Viện Dược liệu. Đề tài thống kê được 810 loài cây thuốc có ở Bạch Mã và đã phát hành nhiều ấn phẩm công bố kết quả của công trình này. Đề tài Nghiên cứu bảo tồn một số loài cây quí hiếm đã xác định được vùng phân bố, đặc điểm tình hình tái sinh của các loài Kim Giao lá nhỏ, Re, Hương, Lim Xanh, Chò đen và Chóc máu...
Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã -Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo khẳng định: Những kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã có tác dụng tốt cho lực lượng Kiểm lâm, cán bộ khoa học của Vườn nắm chắc tình hình tài nguyên đa dạng sinh học, phục vụ đắc lực cho việc đề xuất các giải pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Cũng thông qua công tác nghiên cứu khoa học, Vườn đã có nhiều cán bộ được đào tạo trong và ngoài nước có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp, sinh học, nông nghiệp…tái phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn ở Bạch Mã, cũng như góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều dự án khác trong khu vực ở miền Trung. Họ chính là nòng cốt trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện nay. (còn tiếp)
Theo kết quả của đề tài nghiên cứu “Đa dạng sinh học động thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã”, do các nhà khoa học Trường Đại học Tự nhiên Huế thực hiện: Vườn Quốc gia này là 1 trong 27 Vườn Quốc gia nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng của cả nước. Giàu tiềm năng về du lịch sinh thái, có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều loài động thực vật quý hiếm và hệ sinh thái chuẩn mực quốc gia cần bảo vệ một cách nghiêm ngặt.
Nằm trên địa bàn hành chính của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam. Bạch Mã có một vị trí địa lý đặc biệt là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn Bắc, là trung tâm của dải rừng xanh tự nhiên còn lại duy nhất ở Việt Nam nối từ Biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Nơi có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng về hệ động thực vật mang tính đặc trưng là có sự giao thoa giữa hai luồng khí hậu miền Bắc và miền Nam. Núi rừng tự nhiên của Bạch Mã còn là trung tâm nối các quần thể di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của hai tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã được UNESCO công nhận.
Vườn được quy hoạch thành 3 phân khu, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (12.064,8 ha); phân khu phục hồi sinh thái (20.234 ha); phân khu dịch vụ hành chính (5.188,2) ha. Hiện Ban quản lý Vườn Quốc gia bạch Mã đã xác định, thống kê được 2.147 loài thực vật (trong đó có 185 loài là đặc hữu của Việt Nam, 54 loài quí hiếm được đưa vào sách Đỏ Việt Nam).
Về động vật có 1.534 loài, trong đó lớp côn trùng có 894 loài; lớp cá xương có 57 loài; lưỡng cư bò sát có 93 loài; lớp chim có 358 loài; lớp thú có 132 loài. Đặc biệt là có các loài động vật đặc hữu và quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Voọc ngũ sắc, Sao la, Mang lớn.. và các loài thực vật quý giá như Trầm hương, Trắc, Gụ, Cẩm lai...
Thảm thực vật vườn quốc gia Bạch mã. Ảnh: Theo nguồn timhieuvietnam.com |
Tuy vậy, hệ sinh thái rừng nhiều nơi đã bị suy thoái do bom đạn và chất độc màu da cam trong chiến tranh, cùng với nạn khai thác lâm sản trái phép và săn bắt động vật rừng từng diễn khá ra phổ biến ở nhiều địa phương, tập quán của đồng bào dân tộc phát rừng làm nương rẫy. Cộng với tình trạng lấn rừng trồng cây nông nghiệp, công nghiệp, dân số ngày càng tăng cao, nhận thức bảo tồn còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp, thiên tai lũ lụt hạn hán thường xuyên đe doạ hàng năm... Mặt khác, do nhu cầu công nghiệp hoá và xu thế đô thị hoá trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, nên những nguy cơ và thách thức về bảo tồn đa dạng sinh học càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cho đến nay, Vườn Quốc gia Bạch Mã có tới 64 loài nguy cấp ở phạm vi Việt Nam, chiếm 3,88% số loài của Vườn được đưa vào trong Sách Đỏ - Phần thực vật. Vườn cũng đã bổ sung 23 loài nguy cấp ở phạm vi toàn cầu, chiếm 1,4% tổng số loài của Vườn có tên trong Danh mục thực vật bị đe dọa của IUCN. Có 23 loài được bảo vệ theo pháp luật của Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy, hệ động vật Bạch Mã có 4 loài là đặc hữu hẹp của Bạch Mã, 22 loài là đặc hữu của Việt Nam, 88 loài quí hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Chỉ tính riêng về lớp thú thì Bạch Mã đã có tới 46 loài quí hiếm, 17 loài có tên trong Sách Đỏ Thế giới…
Hiện trường” nghiên cứu khoa học
Để có thể xác định được các mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững Vườn Quốc gia Bạch Mã, chương trình đánh giá nghiên cứu khoa học được Ban quản lý Vườn đặt ra một cách thường xuyên. Nếu như khi mới thành lập, Vườn chỉ thống kê được 501 loài thực vật để bảo vệ, thì đến năm 2007, số lượng cá thể đã thống kê được 2.147 loài cần phải được cập nhật để bảo vệ. Hay trước đây mục tiêu bảo vệ các loài quí hiếm như Sao la, Mang lớn đều không có trong danh mục bảo vệ. Qua quá trình đánh giá, điều tra nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều loài mới cần phải bổ sung vào mục tiêu bảo tồn. Đồng thời xác định được đây là vùng có nhiều loài bị đe dọa ở mức độ trong nước và thế giới, là cái nôi của với nhiều loài đặc hữu trong nước và thế giới.
Từ những dẫn liệu do kết quả điều tra đa dạng sinh học ở Bạch Mã, việc nghiên cứu bảo tồn nguồn gen là một hướng nghiên cứu quan trọng nhằm đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, bảo tồn chuyển chỗ hoặc bảo tồn trang trại đối với các loài đang có nguy cơ đe doạ của Vườn.
Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, các nhà khoa học ở các viện, các trường đại học đã tổ chức và phối hợp nghiên cứu thành công, bảo tồn được một số loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, như các đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái và phương pháp nhân giống cây Tùng Bạch Mã, cây Hồi hoa nhỏ, cây Re ương, cây Chóc máu. Nghiên cứu sự phân bố các loài thú Linh trưởng và đề ra các giải pháp bảo tồn; nghiên cứu sinh thái Hổ…
Ngoài ra, Vườn còn phối hợp với các viện, trường đại học nghiên cứu một số đề tài đã có những kết quả đáng kể như: Nghiên cứu bảo tồn cây thuốc trong khuôn khổ dự án "Bảo tồn cây thuốc cổ truyền" của Viện Dược liệu. Đề tài thống kê được 810 loài cây thuốc có ở Bạch Mã và đã phát hành nhiều ấn phẩm công bố kết quả của công trình này. Đề tài Nghiên cứu bảo tồn một số loài cây quí hiếm đã xác định được vùng phân bố, đặc điểm tình hình tái sinh của các loài Kim Giao lá nhỏ, Re, Hương, Lim Xanh, Chò đen và Chóc máu...
Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã -Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo khẳng định: Những kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã có tác dụng tốt cho lực lượng Kiểm lâm, cán bộ khoa học của Vườn nắm chắc tình hình tài nguyên đa dạng sinh học, phục vụ đắc lực cho việc đề xuất các giải pháp để quản lý, bảo vệ và phát triển có hiệu quả nguồn tài nguyên.
Cũng thông qua công tác nghiên cứu khoa học, Vườn đã có nhiều cán bộ được đào tạo trong và ngoài nước có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ chuyên ngành lâm nghiệp, sinh học, nông nghiệp…tái phục vụ cho sự nghiệp bảo tồn ở Bạch Mã, cũng như góp phần cung cấp nguồn nhân lực cho nhiều dự án khác trong khu vực ở miền Trung. Họ chính là nòng cốt trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện nay. (còn tiếp)
Văn Hào
TTXVN