Bánh xén thường được làm mỗi dịp tết đến xuân về. Thông thường, cứ vào khoảng 25 - 26 tháng Chạp, những người xa quê trở về lại quây quần cùng nhau làm bánh xén.
Bánh xén đơn giản là được làm từ củ sắn nhưng cũng lắm công phu. Ban đầu, củ sắn phải được gọt vỏ, rồi nạo ra trộn với gấc. Hỗn hợp đó đem đi đồ thật kỹ, xay nhỏ rồi cán mỏng. Từng miếng lớn được phơi qua rồi cắt nhỏ. Bánh sau đó phơi tiếp cho đến khi thật khô.
Đồng bào người Thái nơi đây cho rằng, chính vùng ngã ba sông nước Mường Lay, rừng núi đã tạo nên khí hậu và chất đất sơn thủy tạo cho củ sắn nơi đây sự tinh khiết và hương vị đặc trưng khó lẫn. Chính vì vậy, bánh xén có vị ngon riêng biệt. Khi chiên lên, bánh màu vàng rộm, không phồng hoặc nở to như các loại bánh khác, mùi thơm ngậy. Khi thưởng thức có vị bùi lạ, thơm lâu mà không có cảm giác khô nghẹn như bánh đa nướng. Hương vị bánh xén cũng đa dạng và phong phú. Vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho các cánh mày râu nhâm nhi cùng chén rượu nồng.
Như một dấu hiệu, mỗi khi nhìn thấy những chiếc bánh xén, người Thái ở Mường Lay bảo, mùa xuân mới đang về rất gần. Mỗi dịp làm bánh cũng là một dịp kết nối tình cảm giữa các thành viên gia đình, làng bản.
Từ một món ăn truyền thống, nay bánh xén đã và đang trở thành hàng hóa, một đặc sản của mảnh đất Mường Lay được du khách ưa chuộng. Hiện nay, trên địa bàn thị xã có hàng trăm hộ dân tham gia sản xuất loại bánh này bán ra thị trường. Trung bình mỗi hộ một ngày làm được 20 kg bánh, hộ nhiều thì được 50 kg. Mỗi héc ta đất nương trồng sắn đạt từ 8 – 10 tấn sắn tươi, nếu nguồn sắn tươi từ 1ha được chế biến làm bánh thì thu nhập từ cây sắn của người dân đạt trên dưới 50 triệu đồng/ha, gấp nhiều lần trồng lúa, ngô.
Ông Hoàng Văn Tương ở Bản Bắc I, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay cho biết, bà con ở đây trồng nhiều sắn lắm, nếu bán sắn khô thì rẻ, khó bán, nấu rượu thì nếu 40 kg sắn tươi chưa được 10 lít rượu... Bà con chuyển sang làm các loại bánh từ sắn, trong đó có bánh xén. Nếu 40 kg sắn tươi mà làm bánh xén thì được 4 – 5 kg bánh, mỗi kg bán được từ 55 – 60 nghìn đồng/kg. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ làm bánh xén khá ổn định.
“Nghề làm bánh xén của người dân Lay Nưa đã có từ nhiều năm nay. Lúc đầu họ làm bánh để dùng trong gia đình. Dần dần nghề làm bánh được chăm chút để có sản phẩm thơm ngon hơn và chiếm được cảm tình của người sử dụng. Mới đầu là trong phạm vi thị xã, cho đến nay thì bánh xén đã có mặt khắp nơi trong tỉnh, thậm chí là sang tận tỉnh Lai Châu và nước ngoài”, ông Tương chia sẻ.
Bánh xén đơn giản là được làm từ củ sắn nhưng cũng lắm công phu. Ban đầu, củ sắn phải được gọt vỏ, rồi nạo ra trộn với gấc. Hỗn hợp đó đem đi đồ thật kỹ, xay nhỏ rồi cán mỏng. Từng miếng lớn được phơi qua rồi cắt nhỏ. Bánh sau đó phơi tiếp cho đến khi thật khô.
Bánh xén được làm từ củ sắn |
Như một dấu hiệu, mỗi khi nhìn thấy những chiếc bánh xén, người Thái ở Mường Lay bảo, mùa xuân mới đang về rất gần. Mỗi dịp làm bánh cũng là một dịp kết nối tình cảm giữa các thành viên gia đình, làng bản.
Công đoạn làm bánh xén cũng hết sức công phu |
Bánh xén hiện được nhiều thị trường ưa chuộng |
Ông Hoàng Văn Tương ở Bản Bắc I, xã Lay Nưa, thị xã Mường Lay cho biết, bà con ở đây trồng nhiều sắn lắm, nếu bán sắn khô thì rẻ, khó bán, nấu rượu thì nếu 40 kg sắn tươi chưa được 10 lít rượu... Bà con chuyển sang làm các loại bánh từ sắn, trong đó có bánh xén. Nếu 40 kg sắn tươi mà làm bánh xén thì được 4 – 5 kg bánh, mỗi kg bán được từ 55 – 60 nghìn đồng/kg. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ làm bánh xén khá ổn định.
“Nghề làm bánh xén của người dân Lay Nưa đã có từ nhiều năm nay. Lúc đầu họ làm bánh để dùng trong gia đình. Dần dần nghề làm bánh được chăm chút để có sản phẩm thơm ngon hơn và chiếm được cảm tình của người sử dụng. Mới đầu là trong phạm vi thị xã, cho đến nay thì bánh xén đã có mặt khắp nơi trong tỉnh, thậm chí là sang tận tỉnh Lai Châu và nước ngoài”, ông Tương chia sẻ.
Theo nongnghiep.vn