Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Bắc Giang quan tâm phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Trong đó, tổng vốn dự kiến trên 91 tỉ đồng thực hiện Chương trình 135 để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; duy tu bảo dưỡng; nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng. Tỉnh dự kiến nhu cầu vốn trên 321 tỉ đồng triển khai Đề án theo Quyết định 2085/TTg của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ đất ở; hỗ trợ chuyển đổi nghề; hỗ trợ chuyển nhượng đất sản xuất; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi cho các hộ người dân tộc thiểu số nghèo đang sinh sống tại các xã khu vực 3, thôn, bản đặc biệt khó khăn; vốn định canh, định cư, di dân tự do cấp bách. Ngoài ra, dự kiến bố trí kinh phí trên 31 tỉ đồng thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh theo Nghị quyết số 32/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
 
Hộ nông dân Bùi Văn Thủy ở thôn Muộn, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và con giống chăn nuôi theo đề án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học năm 2019. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Hộ nông dân Bùi Văn Thủy ở thôn Muộn, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và con giống chăn nuôi theo đề án phát triển chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học năm 2019. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN

Tỉnh Bắc Giang quan tâm bố trí ngân sách thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và việc làm cho người dân tộc thiểu số của tỉnh...

Để thực hiện tốt công tác dân tộc, các chính sách dân tộc trên địa bàn, những tháng cuối năm nay và năm 2020, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tham mưu chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả chương trình, chính sách, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách dân tộc, xử lý kịp thời tồn tại, yếu kém...

Tỉnh Bắc Giang tăng cường tuyên truyền, huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng để tổ chức hiệu quả các dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn; đánh giá hiệu quả mô hình, nội dung hỗ trợ sau đầu tư làm cơ sở nhân rộng cho những năm tiếp theo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho chủ đầu tư cấp xã; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án, chương trình...
 
Hộ nông dân Ong Thế Dũng ở xã Đông Hưng, huyện Lục Nam được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ cho vay vốn để xây dựng nhà xưởng trồng nấm đông trùng hạ thảo, phát huy hiệu quả. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hộ nông dân Ong Thế Dũng ở xã Đông Hưng, huyện Lục Nam được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ cho vay vốn để xây dựng nhà xưởng trồng nấm đông trùng hạ thảo, phát huy hiệu quả. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, 8 tháng năm 2019, tình hình sản xuất và đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tương đối ổn định. Các chương trình, dự án theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân tộc thiểu số, miền núi khó khăn của tỉnh.

Theo đó, từ nguồn vốn Chương trình 135 năm 2019, đến nay, tỉnh đã triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; đầu tư xây dựng mới 96 công trình cơ sở hạ tầng (giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa); thực hiện duy tu, bảo dưỡng sau đầu tư 24 công trình thủy lợi, nhà văn hóa, trạm y tế, trường học, trụ sở UBND xã...

Chương trình 30 a với tổng vốn trên 70 tỉ đồng được triển khai tại tỉnh đã đầu tư cho xây dựng 15 công trình hạ tầng; xây dựng 8 dự án hỗ trợ trồng rừng tập trung cho 742 hộ tham gia; thực hiện 2 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo (mô hình nuôi ong mật, mô hình lợn Hương); tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã cấp trên 190.000 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó trên 161.000 người dân tộc thiểu số...
Việt Hùng
TTXVN

Có thể bạn quan tâm