Bà đỡ cho nông nghiệp sạch

Áp dụng kỹ thuật bao trái xoài cát. Ảnh: Minh Trí-TTXVN
Áp dụng kỹ thuật bao trái xoài cát. Ảnh: Minh Trí-TTXVN

Cách đây hơn 3 năm, anh Trần Văn Lực ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang tiên phong chuyển đổi trồng xoài theo hướng VietGAP và cho trái cây rải vụ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả cao cho gia đình anh Lực với mỗi đợt thu hoạch thu nhập

Bà đỡ cho nông nghiệp sạch ảnh 1Áp dụng kỹ thuật bao trái xoài cát. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Anh Lực chia sẻ, trồng xoài theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ có lợi về mặt kinh tế, mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình canh tác, nhà vườn đã hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu… Tuy nhiên, để có vườn xoài sạch theo chuẩn VietGAP thì chi phí đầu tư rất cao. Mấy năm gần đây, nhờ nhận được sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), gia đình anh mới mạnh dạn chuyển hướng đầu tư.
Giống như gia đình anh Trần Văn Lực, gia đình chị Trần Thị Mỹ Lan ở xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cũng đầu tư trồng 1 ha xoài cát Hòa Lộc theo tiêu chuẩn VietGAP.
Chị Lan chia sẻ, hơn 15 năm gắn bó với cây xoài cũng có lúc gặp khó khăn do bị thương lái ép giá. Khoảng 3 năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường và tiềm năng phát triển của trái xoài, chị Lan quyết tâm vay vốn tại Agribank để trồng xoài theo phương thức khác.
Từ khâu chăm sóc, sử dụng phân bón hữu cơ, bao trái đến khâu thu hoạch, chị Lan đều tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt. Nhờ vậy mà vườn xoài chất lượng cao, khách hàng ưa chuộng, thu nhập cũng cải thiện đáng kể, khoảng 500 triệu đồng/năm.
Xoài cát Hòa Lộc hiện là một trong những loại trái cây có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Tiền Giang. Thương hiệu xoài cát Hòa Lộc hiện nay không chỉ chiếm lĩnh thị trường trong nước mà còn đang vươn ra thế giới, xuất khẩu sang một số thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Nhờ vậy, thu nhập, đời sống của nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc không ngừng được nâng cao.
Theo lãnh đạo địa phương, có được thành công như vậy, bên cạnh sự quyết tâm, không ngừng học hỏi, ứng dụng kỹ thuật của người nông dân, còn có sự chung sức, hỗ trợ rất lớn của Agribank. Theo thống kê, đã có khoảng 350 hộ trồng xoài ở Hòa Lộc, Tiền Giang được tiếp cận với nguồn vốn của Agribank với tổng số tiền giải ngân trên 14 tỷ đồng.
Còn anh Đoàn Văn Kiếm ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang lại có đam mê trồng cây cam sành. Năm 2015, anh Kiếm gom hết vốn liếng trong nhà, đi mua gần 3 ha đất, đầu tư trồng 4.500 cây cam sành và 1.200 cây cam xoàn. Năm vừa qua, chỉ riêng việc bán quả, gia đình anh đã thu về hàng trăm triệu đồng.
Để có nguồn trái cây sạch cung cấp cho thị trường và đảm bảo cho vườn cây không bị “mất sức” trong khi mang trái, gần đây anh Kiếm đã chuyển qua sử dụng phân hữu cơ để bón cây. Nhờ được đầu tư, chăm sóc kỹ lưỡng, nên hiện nay vườn cam của gia đình anh Kiếm phát triển rất tốt. Năm nay, dự kiến vườn cam sành cho khoảng 100 tấn trái, cam xoàn được khoảng 40 tấn, tổng thu dự kiến trên 2 tỷ đồng.
Anh Đoàn Văn Kiếm cũng chia sẻ, nếu không có sự hỗ trợ về vốn của Agribank thì gia đình anh không có được mô hình kinh tế hiệu quả như hôm nay. Điều làm anh thấy hài lòng nhất khi giao dịch với Agribank là tinh thần, thái độ hợp tác tốt với khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ giúp gia đình anh Kiếm đầu tư bài bản cho vườn cam mà còn có giá trị rất lớn về mặt tinh thần. Nguồn vốn này đã tiếp sức cho anh Kiếm phấn đấu, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.
Trong những năm qua, Chính phủ cùng các bộ, ngành đã chú trọng và tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Để khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tại Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 - Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2 năm 2017, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước triển khai chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch (chương trình 100.000 tỷ đồng).
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/3/2017 về quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Lãnh đạo Agribank cho biết, là ngân hàng thương mại dẫn đầu cho vay nông nghiệp, nông thôn, Agribank luôn tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các dự án không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn phải đảm bảo môi trường. Agribank đã dành quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng cho lĩnh vực này và không hạn chế về nguồn vốn.
Chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” được thực hiện với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay được rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại hân hoan đón nhận.
Từ việc triển khai đồng bộ các giải pháp, khách hàng của Agribank đã được tiếp cận vốn vay kịp thời để phát triển sản xuất. Agribank nhiều năm liền là điểm tựa vững chắc cho các hộ nông dân và doanh nghiệp muốn phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp công nghệ cao nói riêng. Những chính sách ưu đãi dành cho nông nghiệp, những tâm huyết để phát triển ngành nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao của Agribank đã được cụ thể hóa bằng những mô hình hiệu quả phát triển nhiều nơi, từ Bắc vào Nam.
Nhờ đó, nhiều ứng dụng công nghệ cao được hình thành như: nhà kính điều khiển khí hậu (công nghệ Pháp), canh tác nhiều tầng (công nghệ Singapore), công nghệ sản xuất nhà màng và tưới thông minh (công nghệ Israel)…
Các mô hình do Agribank đầu tư đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực trên mọi miền đất nước như: trồng rau, hoa, quả ở Lâm Đồng; cánh đồng mẫu lớn ở Cần Thơ; trồng hoa lan, nuôi bò sữa ở Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh; hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên như: Đắk Nông, Kon Tum...

Mộc Miên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm