An Giang phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc

An Giang phát huy các giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc
Ông Nguyễn Thanh Bình, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 33. Ảnh: Thanh Sang -TTXVN
Ông Nguyễn Thanh Bình, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh An Giang trao bằng khen cho các tập thể và cá nhân có thành xuất sắc trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 33. Ảnh: Thanh Sang -TTXVN

An Giang là tỉnh có 4 dân tộc: Kinh, Chăm, Hoa Khmer cùng nhau sinh sống. Do đó, văn hóa phi vật thể vô cùng phong phú, đa dạng và việc giữ gìn những giá trị văn hóa phi vật thể luôn được tỉnh quan tâm. Từ năm 2014 - 2018, An Giang đã lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể và có 3 di sản được đưa vào danh mục danh sách văn hóa phi vật thể quốc gia như: Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam; Hội đua bò Bảy núi; Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá buông của người Khmer.
 
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Sang -TTXVN
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Thanh Sang -TTXVN

Nhằm tôn vinh nghệ nhân, những người đã có công gìn giữ, lưu truyền những di sản văn hóa quý báu của cộng đồng, dân tộc, tỉnh An Giang đã đề nghị và được Chủ tịch nước phong tặng 21 danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú và 2 danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Bên cạnh đó, thời gian qua công tác quản lý di tích và tổ chức lễ hội tại di tích luôn được tỉnh chú trọng; công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số luôn được An Giang đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm giữ gìn, bảo tồn những di sản văn hóa nhất là những di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một.

Thời gian tới, An Giang tập trung xây dựng, hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa con người An Giang để phát triển bền vững về nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu. Song song đó, tỉnh An Giang tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, tính cách, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Cửu Long trong hệ thống chính trị các cấp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, từng xóm, ấp, khu phố và mỗi gia đình. Tỉnh cũng tăng cường, chú trọng công tác văn hóa vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để từng bước nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho người dân. Trong đó, tỉnh tiếp tục duy trì tổ chức tốt Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho đồng bào dân tộc Chăm, Khmer nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc trên địa bàn tỉnh...
Thanh Sang
TTXVN

Có thể bạn quan tâm