Ai hưởng lợi lớn nhất từ Brexit?

Ai hưởng lợi lớn nhất từ Brexit?
Khi mới được thành lập, mục tiêu lớn nhất của EU là thúc đẩy dân chủ và hòa bình. Sau này với những chính sách và cách tiếp cận thực tế hơn, EU hướng tới mục tiêu hợp nhất nhằm tăng cường ảnh hưởng trong kinh tế toàn cầu. 
 
Ai hưởng lợi lớn nhất từ Brexit? ảnh 1
Cờ Anh (trái) và cờ EU được treo trên một tòa nhà. Ảnh: AFP/TTXVN

Các quốc gia thành viên trong liên minh hiểu rằng, so với việc đơn phương cạnh tranh, họ sẽ có sức mạnh lớn hơn nhiều nếu hợp nhất trong một thị trường chung, tuân thủ hiến chương chung và sử dụng đồng tiền chung euro. 

Lục địa già hy vọng rằng thông qua việc gắn kết các nền kinh tế cạnh tranh và giàu có thành một khối kinh tế lớn, họ sẽ có vị thế ngang bằng với Mỹ và những năm gần đây là với cả Trung Quốc. 

Nhưng trên thực tế, châu Âu đã phải chật vật theo đuổi lý tưởng này. Tinh thần chủ nghĩa dân tộc cố hữu đã hạn chế khả năng hợp nhất thành một mặt trận thống nhất trên nhiều vấn đề, từ thương mại tới địa chính trị. 

Chính vì thế, ngay khi châu Âu còn là một khối đoàn kết, EU đã gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh với Trung Quốc, do những vấn đề liên quan đến nợ công, chi phí sản xuất cao, tệ quan liêu và, trong một số trường hợp, là sự cạnh tranh không lành mạnh. 

Đơn cử, về mặt lý thuyết, trước đây EU có ưu thế rất lớn trong việc ép Trung Quốc phải mở cửa các thị trường và đảm bảo cân bằng thương mại. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên thường không tận dụng được lợi thế đó, do mải cạnh tranh với nhau trong việc thu hút đầu tư và ưu đãi từ Bắc Kinh. 

Ngay sau khi Thủ tướng David Cameron tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Anh hồi năm ngoái, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lập tức xuất hiện ở Bắc Kinh để tìm kiếm các thỏa thuận riêng. 

Chính sự cạnh tranh này đã tạo cho Trung Quốc cơ hội gây chia rẽ trong nội bộ châu Âu và dễ dàng chinh phục từng nước, qua đó vừa có cơ hội đưa ra các điều kiện mặc cả, vừa ngăn chặn các nước khởi kiện hành vi bóp méo thị trường của Bắc Kinh. Những cơ hội đó sẽ ngày càng tăng lên sau sự ra đi của nước Anh, nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu. 

Do vậy có thể nói cú sốc Brexit đã giáng thêm một đòn chí mạng vào EU. Sự ra đi của thành viên chủ chốt Anh và tâm lý dao động của một số nước trong liên minh không chỉ làm lung lay nền tảng của châu Âu, mà còn khiến EU giảm mạnh vị thế trước Trung Quốc, một “ngôi sao” đang trỗi dậy mạnh mẽ và gây nhiều tranh cãi trên sân khấu chính trị thế giới. 

Bắc Kinh sẽ không phải lo đương đầu với một khối thống nhất về thể chế chính trị, các quy định và hoạt động theo hiến chương chung.

Đối với các doanh nghiệp châu Âu, viễn cảnh cũng tương tự. Các doanh nghiệp này đáng lẽ phải được hưởng những lợi thế lớn nếu EU thực thi các chính sách chung với Trung Quốc. Nhưng thực tế cho thấy điều ngược lại. 

Trong khi các doanh nghiệp Trung Quốc đã chen chân được rất sâu vào thị trường béo bở ở châu Âu, kể cả việc gom cổ phiếu của các câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng, thì bà Merkel - trong một chuyến thăm gần đây tới Bắc Kinh - mới bắt đầu đề cập đến việc các công ty châu Âu “phải được hưởng các quyền và đặc quyền tương tự như doanh nghiệp Trung Quốc”. 
 
Ai hưởng lợi lớn nhất từ Brexit? ảnh 2
Kiểm đồng bảng Anh tại một điểm giao dịch ngoại hối ở Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN

Nếu như nữ Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh và các nhà lãnh đạo khác ở châu Âu cộng tác chặt chẽ với nhau trong việc bảo vệ các quyền này từ trước, họ đã có cơ hội thành công lớn hơn và mang lại nhiều lợi thế hơn cho các doanh nghiệp của mình. 

Một ví dụ khác là trong năm ngoái, khi Mỹ bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) để đối trọng với World Bank (WB), các nước thành viên châu Âu đã phớt lờ cảnh báo của Washington để đua nhau tham gia thể chế tài chính mới do Bắc Kinh thành lập. 

Hành động “mạnh ai nấy làm” này đã phá hủy mọi nỗ lực của Mỹ và châu Âu trong việc kiềm chế các tham vọng rất lớn của Bắc Kinh, cũng như tự làm mất đi cơ hội có thể cùng nhau “ ép” Trung Quốc phải có những nhượng bộ cần thiết trong một số vấn đề quan trọng. 

Tất nhiên trong thời gian ngắn trước mắt, nền kinh tế đang gặp khó khăn của Trung Quốc có thể sẽ phải chịu những tác động nhất định từ “cơn địa chấn” đang làm chao đảo EU, đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Thị trường châu Âu co hẹp, kém ổn định, người tiêu dùng gặp khó khăn tài chính và những điều chỉnh chính sách bắt buộc cả ở tầm quốc gia và khu vực…, đây sẽ không phải là tín hiệu tốt cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc. 

Tuy nhiên xét về lâu dài, Brexit dường như sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế và chính trị cho Bắc Kinh, khi châu Âu không chỉ đánh mất cơ hội tham gia vào việc định hình trật tự thế giới mới đang thay đổi mạnh mẽ, mà còn bị sụt giảm vị thế tương đối trước một Trung Quốc với sức mạnh đang lên.

Có thể bạn quan tâm

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên

Tiếp tục chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, sáng 9/4 tại Thủ đô Tokyo, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng cùng một số sở ngành Thành phố, đã làm việc với Công ty Nippon Koei, đơn vị tư vấn về công tác triển khai thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên (metro số 1).
Phản ứng của Liên hợp quốc và các nước trước việc Mỹ không kích quân đội Syria

Phản ứng của Liên hợp quốc và các nước trước việc Mỹ không kích quân đội Syria

Ngày 7/4, tại New York (Mỹ), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành phiên họp khẩn về tình hình Syria sau khi Mỹ bắn hàng chục quả tên lửa nhằm vào một sân bay của không quân Chính phủ quốc gia Trung Đông khiến ít nhất 6 người thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng.
50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác giữa 2 tổ chức mặt trận

50 năm quan hệ Việt Nam - Campuchia: Tăng cường hợp tác giữa 2 tổ chức mặt trận

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhằm tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa 2 tổ chức Mặt trận của Việt Nam và Campuchia, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, ngày 4/4, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Trương Thị Ngọc Ánh đã có chuyến thăm và làm việc với Quyền Tổng thư ký Hội đồng quốc gia Mặt trận Đoàn kết, Phát triển Tổ quốc Campuchia Nhem Valy (Nhem Va-ly).
Campuchia: Đảng đối lập CNRP giữ nguyên Ban lãnh đạo mới

Campuchia: Đảng đối lập CNRP giữ nguyên Ban lãnh đạo mới

Ngày 02/4/2017, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) đối lập tại Campuchia đã quyết định giữ nguyên Ban lãnh đạo mới của đảng, nhưng rút một khẩu hiệu trong chính sách tranh cử của đảng này đối với cuộc bầu cử Hội đồng xã phường vào tháng 6 tới.
Campuchia tổ chức lễ hội ẩm thực ASEAN 2017

Campuchia tổ chức lễ hội ẩm thực ASEAN 2017

Chiều ngày 1/4/2017, tại sân vận động Olympic ở thủ đô Phnom Penh (Campuchia), Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp, lưu học sinh Việt Nam ở đất nước Chùa Tháp tham dự Lễ hội ẩm thực ASEAN 2017.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius

Chiều 31/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius (Tét O-xi-ớt) đến chào và trao đổi về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, trong đó có việc hợp tác tổ chức năm APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tỷ phú, doanh nhân quốc tế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt các tỷ phú, doanh nhân quốc tế

Tối 30/ 3, trong không gian cổ kính gần 1000 năm tuổi của Văn Miếu Quốc Tử giám, nơi được coi là chứng tích về Trường đại học đầu tiên ở Việt Nam, trên 40 doanh nhân, trong đó có nhiều tỷ phú đến từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã tham dự sự kiện với tên gọi “Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn 2017”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ xuất hiện tại sự kiện đặc biệt này để chào mừng và nói chuyện với những vị khách quốc tế, những doanh nhân có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao

Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao

Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 30/3, tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã trả lời một số câu hỏi báo chí quan tâm.
Tòa sơ thẩm Phnom Penh (Campuchia) phạt tù cựu Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy

Tòa sơ thẩm Phnom Penh (Campuchia) phạt tù cựu Chủ tịch đảng đối lập Sam Rainsy

Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, sáng 30/3, Tòa Sơ thẩm Phnom Penh đã ra phán quyết tuyên phạt ông Sam Rainsy (Som Rên-xi), cựu Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập, 1 năm 8 tháng tù giam, phạt tiền 10 triệu Riel (tương đương 2.500 USD) và bồi thường thiệt hại về tinh thần 100 Riel (0,025 USD) cho Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen (Xăm-đéc Hun Xen) do liên quan đến cáo buộc Thủ tướng Hun Sen và Chính phủ Hoàng gia Campuchia đứng đằng sau vụ sát hại nhà phân tích chính trị nổi tiếng tại Campuchia Kem Ley (Kem Li).
Nga để ngỏ khả năng làm mới quan hệ hợp tác với Mỹ trong vấn đề Syria

Nga để ngỏ khả năng làm mới quan hệ hợp tác với Mỹ trong vấn đề Syria

Vẫn còn khả năng làm mới sự hợp tác Nga - Mỹ trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Nhận định này được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 29/3 khi trả lời phỏng vấn tạp chí The National Interest của Mỹ. Ngoại trưởng Lavrov đánh giá tích cực việc Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định chống khủng bố là mục tiêu quốc tế số một của Washington và khẳng định Moskva hoàn toàn chia sẻ cách tiếp cận này.
Bộ Nội vụ Campuchia và đảng đối lập chưa tìm được tiếng nói chung

Bộ Nội vụ Campuchia và đảng đối lập chưa tìm được tiếng nói chung

Chiều 29/3, tại trụ sở Bộ Nội vụ Campuchia, đại diện Bộ Nội vụ và đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP) đối lập vẫn chưa tìm được tiếng nói chung sau khi Bộ Nội vụ tuyên bố không công nhận kết quả bầu ban lãnh đạo mới của CNRP tại đại hội bất thường vừa qua, cũng như yêu cầu đảng rút khẩu hiệu “Đổi xã trưởng phục vụ đảng bằng xã trưởng phục vụ dân” trong chính sách 5 điểm vận động bầu cử hội đồng xã, phường vào tháng 6 tới.
Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Viêng Chăn nỗ lực hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác

Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Viêng Chăn nỗ lực hiện thực hóa các thỏa thuận hợp tác

Ngày 29/3/2017, ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã hội đàm với ông Sinlavong Khoutphaythoune (Sin La Vông Khút Phay Thun), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bí thư, Đô trưởng Vientiane (Viêng Chăn), dẫn đầu đoàn đại biểu Thủ đô Viêng Chăn đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và thi đua khen thưởng năm 2016

Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và thi đua khen thưởng năm 2016

Ngày 28/3/2017, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (số 5, Lý Thường Kiệt, Hà Nội), Thông tấn xã Việt Nam tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức và tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2016 phát động thi đua 2017. Đến dự có đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc TTXVN, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hồng, Chủ tịch Công đoàn Viên chức Việt Nam. 
Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự của Iran

Nga có thể sử dụng căn cứ quân sự của Iran

Phát biểu với hãng tin Reuters của Anh ngày 28/3, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết Nga có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Iran cho cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Ông Mohammad Javad Zarif tiết lộ rằng Tổng thống Nga và Tổng thống Iran sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực, trong đó có Syria, tại cuộc hội đàm diễn ra ở Điện Kremlin (Nga) vào tối 28/3.
Nga lên án các cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moskva

Nga lên án các cuộc biểu tình trái phép ở thủ đô Moskva

Người phát ngôn Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov ngày 27/3 tuyên bố Nga không cần thiết phải đáp lại lời kêu gọi của Hội đồng châu Âu và Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình trái phép tại Moskva hôm 26/3 vừa qua.