Sáng 7/5, Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm, Ủy ban châu Âu (DG-SANTE) phối hợp Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định nhập khẩu nông sản, thực phẩm nguồn gốc động thực vật vào thị trường EU.
Ngày 21/11, tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), Đoàn công tác Bộ Công Thương và Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Gia Lai về tình hình cấp điện nông thôn và phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Với Hiệp định này, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU sẽ phải đảm bảo tính hợp pháp. Việt Nam sẽ xây dựng Hệ thống bảo đảm tính hợp pháp gỗ (VNTLAS), phân loại doanh nghiệp, kiểm soát chuỗi cung gỗ và tiến tới cấp phép FLEGT.
Tại Hội nghị Đánh giá 1 năm triển khai Chương trình “Doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác IUU”, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/9, nhiều doanh nghiệp cho biết xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang thị trường EU đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Tối 14/1, tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản Việt Nam hoàn thành kế hoạch 8 tỷ USD năm 2017 tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã công bố cuốn Sách Trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam.
Ngày 13/12, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam cho biết, để khắc phục hậu quả bão Damrey (bão số 12), trận bão đã gây nhiều thiệt hại tại khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ của Việt Nam đầu tháng 11 vừa qua, Ủy ban châu Âu đã cung cấp khoản viện trợ nhân đạo trị giá 200 000 Euro, giúp đỡ những người dân chịu nhiều ảnh hưởng nhất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Uỷ ban châu Âu (EU) về khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).
Châu Âu được biết đến như cái nôi của nền văn minh của loài người, vì thế văn hóa Châu Âu phát triển khá sớm và là một phần để tạo bước nhảy vượt bậc cho sự phát triển rực rỡ của Châu Âu mà chúng ta đang thấy hiện nay. Bài viết này cung cấp một vài kiến thức cơ bản và đặc trưng của nền văn minh châu âu.
Với quan điểm “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”, ngay từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Trong đó đưa ra mục tiêu chung bao gồm giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quyết liệt chống lại hành vi đánh bắt bất hợp pháp, đồng thời sẽ hoàn chỉnh các quy định, chính sách để kiểm soát vấn đề này là một trong những giải pháp sẽ được triển khai trong thời gian tới để hải sản Việt Nam nhanh chóng được xóa thẻ vàng. Tuy nhiên, điều căn bản nhất vẫn là doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển biến thật sự.
Nếu như cách đây 8 năm, EU là thị trường xuất khẩu cá tra hàng đầu của Việt Nam và chiếm tới 30% tổng giá trị xuất khẩu, thì nay chỉ chiếm khoảng 12%. Giá nhập khẩu trung bình vào thị trường này cũng đã giảm đi đáng kể. Đáng chú ý, kể từ sau sự cố cá tra Việt Nam bị truyền thông Tây Ban Nha thông tin sai sự thật hồi đầu năm thì đến nay xuất khẩu cá tra sang thị trường này và cả khối EU vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.
EU được xác định là một trong những thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu rau củ, quả tươi của Việt Nam, tuy nhiên hiện nay việc không đáp ứng được yêu cầu an toàn thực phẩm có thể làm giảm kim ngạch xuất khẩu và đối mặt với các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn của EU.
Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có cuộc trao đổi, làm việc với ông Gabo, Giám đốc Công ty Jan Zandbergen (Hà Lan) và một số đối tác xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU)
Trong hai ngày 4 và 5/4/2017 tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) Quốc gia (NAFOSTED) đã tổ chức Hội thảo khoa học “Phát triển năng lực về chính sách đổi mới và quản lý các chương trình nghiên cứu và phát triển” với sự phối hợp của Quỹ Đổi mới KH&CN Quốc gia (NATIF), Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI), và Mạng lưới hợp tác KH&CN giữa Đông Nam Á và châu Âu (SEA - EU - Net).
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 25/3 cho biết nước này có thể sẽ tiến hành cuộc trưng cầu ý dân tương tự như Brexit (cuộc trưng cầu đưa Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), về việc liệu Ankara có nên tiếp tục theo đuổi tiến trình gia nhập EU hay không sau ngày 16/4 tới - thời điểm Ankara tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về cải cách Hiến pháp nhằm tăng thêm quyền lực cho ông Erdogan.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/3 đã ký "Tuyên bố Rome", trong đó cam kết hướng tới một tương lai chung không có nước Anh, trong bối cảnh hàng loạt cuộc khủng hoảng đã và đang làm suy yếu những nỗ lực nhằm đoàn kết châu lục này.
Ngày 24/3 Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã đưa ra cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ sụp đổ nếu có thêm nhiều nước thành viên "nối gót" Anh rời khỏi khối.
Tại cuộc họp Ngoại trưởng 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) ngày 6/2 tại Brussels (Bỉ), các nước EU tái khẳng định lập trường kiên quyết đối với nước Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Ngày 3/2, lãnh đạo các nước Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về kế hoạch hành động nhằm ngăn dòng người di cư ồ ạt từ Libya vào châu Âu qua Địa Trung Hải.
Trong thư gửi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) trước thềm hội nghị thượng đỉnh không chính thức của khối, dự kiến diễn ra tại Malta ngày 3/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk cảnh báo "ngôi nhà chung châu Âu" hiện phải đối mặt 3 thách thức lớn liên quan đến tình hình địa chính trị trên thế giới và trong nội bộ châu Âu cũng như làn sóng bài châu Âu đang trỗi dậy.
Lễ mừng nhân dịp tiếp quản chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) của CH Malta diễn ra tối 11/1 tại thủ đô Valetta với sự có mặt của Thủ tướng Malta, ông Joseph Muscat, Chủ tịch Hội đồng châu Âu - ông Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, ông Jean Claude Juncker.
Chiều 4/11, ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp ông Phil Hogan, Cao ủy Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn của Liên minh châu Âu (EU), dẫn đầu đoàn doanh nghiệp cấp cao EU đang ở thăm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam.
Ngày 20/10, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã khai mạc tại thủ đô Brussels của Bỉ. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày, tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng người di cư; chính sách đối với Nga và khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine cũng như Syria; giải quyết bất đồng liên quan tới Hiệp định Thương mại và Kinh tế toàn diện với Canada (CETA).
Ngày 7/9, Liên minh châu Âu (EU) đã mở rộng một phần các biện pháp trừng phạt Nga liên quan tới việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga và cuộc xung đột tại miền đông Ukraine.
Ngày 22/8, Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande có cuộc gặp trên đảo Ventotene, ngoài khơi thành phố Napoli của Italy, để chuẩn bị các nội dung cho Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới của Liên minh châu Âu (EU) tại Bratislava (Slovakia), trong đó có việc đề ra lộ trình cho chính liên minh này sau “cú sốc” Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit.
Ngày 1/7, Liên minh châu Âu (EU) công bố gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine. Trong một tuyên bố, EU nêu rõ Hội đồng châu Âu đã quyết định kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào những lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế Nga cho đến ngày 31/1/2017, sau khi các biện pháp hiện hành hết hiệu lực vào cuối tháng 7/2016. Lệnh trừng phạt chủ yếu nhằm vào các ngành năng lượng, tài chính và quốc phòng của Nga.
Việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU) đang gây ra rất nhiều tổn thất: thị trường tài chính London chao đảo, Thủ tướng Anh David Cameron từ chức, đồng bảng lao dốc, nền tảng hợp nhất của châu Âu bị lung lay… Tuy nhiên giữa những mất mát, có một bên được xem là sẽ hưởng lợi lớn: đó là Trung Quốc.
Ngày 25/6 - hai ngày sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả đa số cử tri Anh ủng hộ nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hơn 2 triệu người dân Anh đã ký vào bản kiến nghị kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai
Chỉ một ngày sau khi Anh quyết định rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, Ngoại trưởng 6 nước thành viên sáng lập của EU, gồm Đức, Pháp, Italy, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, đã có cuộc họp khẩn cấp trong ngày 25/6 tại thủ đô Berlin của Đức.