Bài cuối: Đảm bảo tính liên tục của các chương trình
Nhằm thực hiện các chủ chương, chính sách lớn về biến đổi khí hậu của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015, ngày 31/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1670 phê duyệt “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020”, chủ Chương trình là Bộ Tài nguyên và Môi trường, để đảm bảo tính liên tục của các chương trình biến đổi khí hậu, lồng ghép các nội dung tăng trưởng xanh. Chương trình sẽ tiếp tục phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Động lực quan trọng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020” sẽ giúp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù Việt Nam chưa có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính theo quy định của Công ước khí hậu. Song để thể hiện là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, việc từng bước giảm phát thải khí nhà kính cũng là nhiệm vụ cần triển khai thực hiện, làm tiền đề cho các hoạt động cắt giảm theo nghĩa vụ kể từ sau năm 2020, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2016, đã có gần 30 tỉnh, thành phố, 8 Bộ, ngành xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Những đánh giá gần đây cho thấy Việt Nam đã đưa Tăng trưởng xanh từ Chiến lược thành động lực quan trọng cho tăng trưởng bền vững. Mặc dù còn cần hoàn thiện khung chính sách nhưng Việt Nam đã sẵn sàng chuyển từ chính sách sang thực hiện. Nhờ đó, ngày càng nhiều đối tác phát triển tham gia Liên minh Xanh với Việt Nam, như UNDP, KOICA, GIZ, Belgium, EU, ADB, USAID, WB và gần đây là GCF. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định về hướng dẫn lồng ghép biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh vào việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ, địa phương giai đoạn 2016-2020, hiện đang xây dựng các tiêu chí hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư công trên cơ sở ưu tiên cho biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.
Tuy vậy, những nỗ lực trong giai đoạn vừa qua chỉ là khởi đầu, khuôn khổ chính sách và các công cụ và năng lực thiết yếu đảm bảo thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu hiện chưa được thiết lập một cách có hệ thống và cần được xây dựng cấp bách.
Do đó, việc đầu tư và triển khai “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” là cần thiết, vừa thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, vừa đảm bảo ứng phó hiệu quả với thiên tai và những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo sẽ góp phần giải quyết một cách bài bản, tận gốc những tác nhân gây biến đổi khí hậu, tiến tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, vừa tạo đà tiếp tục thu hút hỗ trợ vốn đầu tư từ cộng đồng quốc tế; giảm lượng phát thải khí nhà kính hướng đến việc triệc khai thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính sau 2020.
Mục tiêu cụ thể
“Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành 30 dự án chuyển tiếp; 42 dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng hộ đầu nguồn; trồng, phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu hậu và tạo sinh kế ổn định cho người dân.
Chương trình gồm 2 Hợp phần là Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh. Đối với Hợp phần Biến đổi khí hậu, Chương trình dự kiến sẽ xây dựng 1 hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, 1 hệ thống giám sát, dự báo xâm nhập mặn thuộc Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 90 ngày 12/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng, nâng cấp từ 6 đến 10 công trình hồ, đập nhằm điều tiết lũ trong mùa mưa, chống hạn trong mùa khô ở các khu vực có mức độ hạn hán gia tăng.
Mặt khác xây dựng, nâng cấp từ 6 đến 8 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt phù hợp với Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long; từ 2 đến 3 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt tại các khu vực ven biển. Xây dựng, nâng cấp 200 km đê, kè sông, biển xung yếu ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống của trên 3 triệu người dân ở những khu vực ven sông, ven biển. Xây dựng 1 hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu của Việt Nam và cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia.
Đối với Hợp phần Tăng trưởng xanh, Chương trình dự kiến đến năm 2020 sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8% đến 10% so với mức 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam với quy mô 50 ha. Thay thế 1.000 phao báo hiệu đường thủy nội địa sử dụng đèn ắc quy thành phao báo hiệu sử dụng đèn năng lượng mặt trời. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nội đồng khu tưới mẫu 100 ha. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi trong sản xuất lúa theo hướng tăng trưởng xanh; xây dựng khu nghiên cứu, khảo nghiệm cây trông cạn, khảo nghiệm lúa, nhân giống quy mô 25 ha. Đầu tư 25 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản, 29 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến khác. Đồng thời xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp ngành, vùng và địa phương.
Trong thời gian qua, một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Nam và Bến Tre đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt… Kết quả mô hình đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân. Việc đầu tư xây dựng mới 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Các bộ, ngành đã tích cực chỉ đạo và bước đầu lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ khí nhà kính vào các chương trình, kế hoạch phát triển của ngành và đã đạt được kết quả bước đầu. Tiêu biểu như Bộ Xây dựng phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch, Quỹ phát triển Bắc Âu tổ chức tuyển chọn, đấu thầu thực hiện hợp phần “Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà” thuộc dự án “Chuyển hóa các-bon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” do Đan Mạch tài trợ. Dự án “Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng”, do Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ. Đến nay các dự án đã lựa chọn được đơn vị tư vấn phù hợp và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết.
Cần có cơ chế, chính sách hợp lý
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng, để có nguồn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh cần có một cơ chế, chính sách hợp lý dựa trên cơ sở cơ chế, chính sách tài chính hiện hành của Việt Nam có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt cần căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược đã đề ra trong Quyết định 1393 ngày 25/9/2012 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành về ” Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. Từ giải pháp chung đó, phải triển khai cụ thể và chi tiết hơn, trước hết làm rõ thế nào là ”tiêu chí tăng trưởng xanh” cho các ngành và các lĩnh vực để ưu tiên huy động nguồn lực tài chính đầu tư .
Chính sách đầu tư tài chính nên hướng vào xã hội, phát huy tiềm lực tài chính doanh nghiệp, trong dân và nước ngoài sẽ hiệu quả và phù hợp hơn với xu thế phát triển hướng tới nền kinh tế xanh. Muốn vậy cần rà soát và tạo lập thị trường tốt hơn cho khuyến khích tài chính đầu tư vào tăng trưởng xanh, hình thành thị trường vốn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh trong tương lai. Theo đó, phải đẩy mạnh cơ chế tăng nguồn thu lấy từ những nguồn vốn của tự nhiên thông qua hệ thống thuế, phí, phạt vi phạm.
Chính vì vậy cần đánh giá, rà soát lại các cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp liên quan đến tăng nguồn thu hiện hành từ đó có những bổ sung phù hợp. Hiện nay đã có thuế môi trường, thuế tài nguyên, Nghị định thu phí nước thải, Nghị định chi trả dịch vụ môi trường, Nghị định bồi hoàn thiệt hại môi trường..., nhưng còn nhiều bất cập, nhất là thuế môi trường và thuế tài nguyên cần phải xem lại. So với các nước khác, thuế suất tài nguyên của nước ta còn thấp, nhất là các kim loại quý hiếm, cần phải điều chỉnh tăng.
Đồng thời phân cấp rõ nguồn vốn tài chính Trung ương và địa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh, phát huy nội lực và thế mạnh tài chính của địa phương để đầu tư cho tăng trưởng xanh. Muốn vậy cần có sự cân đối lại tỷ lệ đóng góp giữa Trung ương và địa phương vào tăng trưởng xanh, cần có cơ chế khuyến khích và hình thức khen thưởng rõ ràng đối với những địa phương thực hiện tốt đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh.
Đối với doanh nghiệp, thông qua chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế , phí, cho vay tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trưởng. Còn với nguồn lực tài chính bên ngoài như nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế..., cần xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính song phương và thể chế tài chính đa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh. Mặt khác thành lập quỹ hỗ trợ kinh tế xanh, cũng gần giống như các nguồn quỹ khác, đây là một cơ chế tài chính có tính độc lập, hỗ trợ cho tăng trưởng xanh, việc hình thành quỹ này sẽ là địa chỉ thu hút các nguồn tài chính của Nhà nước và xã hội bổ sung cho đầu tư tài chính tăng trưởng xanh và bảo toàn vốn phát triển kinh tế xanh.
Nhằm thực hiện các chủ chương, chính sách lớn về biến đổi khí hậu của Đảng và Nhà nước, đồng thời tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015, ngày 31/10/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1670 phê duyệt “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020”, chủ Chương trình là Bộ Tài nguyên và Môi trường, để đảm bảo tính liên tục của các chương trình biến đổi khí hậu, lồng ghép các nội dung tăng trưởng xanh. Chương trình sẽ tiếp tục phát huy năng lực của toàn đất nước, tiến hành đồng thời các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân.
Động lực quan trọng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020” sẽ giúp tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên; tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, mặc dù Việt Nam chưa có nghĩa vụ cắt giảm khí nhà kính theo quy định của Công ước khí hậu. Song để thể hiện là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, việc từng bước giảm phát thải khí nhà kính cũng là nhiệm vụ cần triển khai thực hiện, làm tiền đề cho các hoạt động cắt giảm theo nghĩa vụ kể từ sau năm 2020, góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2016, đã có gần 30 tỉnh, thành phố, 8 Bộ, ngành xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh. Những đánh giá gần đây cho thấy Việt Nam đã đưa Tăng trưởng xanh từ Chiến lược thành động lực quan trọng cho tăng trưởng bền vững. Mặc dù còn cần hoàn thiện khung chính sách nhưng Việt Nam đã sẵn sàng chuyển từ chính sách sang thực hiện. Nhờ đó, ngày càng nhiều đối tác phát triển tham gia Liên minh Xanh với Việt Nam, như UNDP, KOICA, GIZ, Belgium, EU, ADB, USAID, WB và gần đây là GCF. Cùng với đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định về hướng dẫn lồng ghép biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh vào việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các Bộ, địa phương giai đoạn 2016-2020, hiện đang xây dựng các tiêu chí hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư công trên cơ sở ưu tiên cho biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh.
Tuy vậy, những nỗ lực trong giai đoạn vừa qua chỉ là khởi đầu, khuôn khổ chính sách và các công cụ và năng lực thiết yếu đảm bảo thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu hiện chưa được thiết lập một cách có hệ thống và cần được xây dựng cấp bách.
Do đó, việc đầu tư và triển khai “Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” là cần thiết, vừa thể hiện vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, vừa đảm bảo ứng phó hiệu quả với thiên tai và những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, đồng thời đảm bảo sẽ góp phần giải quyết một cách bài bản, tận gốc những tác nhân gây biến đổi khí hậu, tiến tới một nền kinh tế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, vừa tạo đà tiếp tục thu hút hỗ trợ vốn đầu tư từ cộng đồng quốc tế; giảm lượng phát thải khí nhà kính hướng đến việc triệc khai thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính sau 2020.
Mục tiêu cụ thể
“Chương trình mục tiêu Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020” đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn thành 30 dự án chuyển tiếp; 42 dự án trồng rừng ngập mặn ven biển, phòng hộ đầu nguồn; trồng, phục hồi 10.000 ha rừng ngập mặn ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu hậu và tạo sinh kế ổn định cho người dân.
Chương trình gồm 2 Hợp phần là Biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh. Đối với Hợp phần Biến đổi khí hậu, Chương trình dự kiến sẽ xây dựng 1 hệ thống giám sát biến đổi khí hậu, 1 hệ thống giám sát, dự báo xâm nhập mặn thuộc Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 90 ngày 12/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng, nâng cấp từ 6 đến 10 công trình hồ, đập nhằm điều tiết lũ trong mùa mưa, chống hạn trong mùa khô ở các khu vực có mức độ hạn hán gia tăng.
Mặt khác xây dựng, nâng cấp từ 6 đến 8 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt phù hợp với Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long; từ 2 đến 3 hệ thống kiểm soát mặn, giữ ngọt tại các khu vực ven biển. Xây dựng, nâng cấp 200 km đê, kè sông, biển xung yếu ở những khu vực có ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sản xuất, tính mạng và đời sống của trên 3 triệu người dân ở những khu vực ven sông, ven biển. Xây dựng 1 hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu của Việt Nam và cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia.
Đối với Hợp phần Tăng trưởng xanh, Chương trình dự kiến đến năm 2020 sẽ giảm cường độ phát thải khí nhà kính từ 8% đến 10% so với mức 2010; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm. Xây dựng Trung tâm nghiên cứu, đào tạo ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng xanh tại Việt Nam với quy mô 50 ha. Thay thế 1.000 phao báo hiệu đường thủy nội địa sử dụng đèn ắc quy thành phao báo hiệu sử dụng đèn năng lượng mặt trời. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nội đồng khu tưới mẫu 100 ha. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi trong sản xuất lúa theo hướng tăng trưởng xanh; xây dựng khu nghiên cứu, khảo nghiệm cây trông cạn, khảo nghiệm lúa, nhân giống quy mô 25 ha. Đầu tư 25 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho ngành Công nghiệp khai thác khoáng sản, 29 trang thiết bị kiểm định và kiểm toán năng lượng cho các ngành công nghiệp sản xuất và chế biến khác. Đồng thời xây dựng kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh cấp ngành, vùng và địa phương.
Trong thời gian qua, một số mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai thí điểm tại tỉnh Quảng Nam và Bến Tre đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như nhà đa năng tránh bão lũ; kè, kênh thủy lợi kết hợp đường đường giao thông; nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt… Kết quả mô hình đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng và được sự đồng thuận, đánh giá cao của nhân dân. Việc đầu tư xây dựng mới 226 trạm đo mưa tự động cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống cảnh báo thiên tai, lũ lụt gia tăng trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Các bộ, ngành đã tích cực chỉ đạo và bước đầu lồng ghép vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ khí nhà kính vào các chương trình, kế hoạch phát triển của ngành và đã đạt được kết quả bước đầu. Tiêu biểu như Bộ Xây dựng phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch, Quỹ phát triển Bắc Âu tổ chức tuyển chọn, đấu thầu thực hiện hợp phần “Tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà” thuộc dự án “Chuyển hóa các-bon thấp trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” do Đan Mạch tài trợ. Dự án “Xây dựng năng lực và hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực sản xuất xi măng”, do Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ. Đến nay các dự án đã lựa chọn được đơn vị tư vấn phù hợp và hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết.
Cần có cơ chế, chính sách hợp lý
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho rằng, để có nguồn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh cần có một cơ chế, chính sách hợp lý dựa trên cơ sở cơ chế, chính sách tài chính hiện hành của Việt Nam có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Đặc biệt cần căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược đã đề ra trong Quyết định 1393 ngày 25/9/2012 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành về ” Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. Từ giải pháp chung đó, phải triển khai cụ thể và chi tiết hơn, trước hết làm rõ thế nào là ”tiêu chí tăng trưởng xanh” cho các ngành và các lĩnh vực để ưu tiên huy động nguồn lực tài chính đầu tư .
Chính sách đầu tư tài chính nên hướng vào xã hội, phát huy tiềm lực tài chính doanh nghiệp, trong dân và nước ngoài sẽ hiệu quả và phù hợp hơn với xu thế phát triển hướng tới nền kinh tế xanh. Muốn vậy cần rà soát và tạo lập thị trường tốt hơn cho khuyến khích tài chính đầu tư vào tăng trưởng xanh, hình thành thị trường vốn tài chính đầu tư cho tăng trưởng xanh trong tương lai. Theo đó, phải đẩy mạnh cơ chế tăng nguồn thu lấy từ những nguồn vốn của tự nhiên thông qua hệ thống thuế, phí, phạt vi phạm.
Chính vì vậy cần đánh giá, rà soát lại các cơ chế chính sách, hệ thống luật pháp liên quan đến tăng nguồn thu hiện hành từ đó có những bổ sung phù hợp. Hiện nay đã có thuế môi trường, thuế tài nguyên, Nghị định thu phí nước thải, Nghị định chi trả dịch vụ môi trường, Nghị định bồi hoàn thiệt hại môi trường..., nhưng còn nhiều bất cập, nhất là thuế môi trường và thuế tài nguyên cần phải xem lại. So với các nước khác, thuế suất tài nguyên của nước ta còn thấp, nhất là các kim loại quý hiếm, cần phải điều chỉnh tăng.
Đồng thời phân cấp rõ nguồn vốn tài chính Trung ương và địa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh, phát huy nội lực và thế mạnh tài chính của địa phương để đầu tư cho tăng trưởng xanh. Muốn vậy cần có sự cân đối lại tỷ lệ đóng góp giữa Trung ương và địa phương vào tăng trưởng xanh, cần có cơ chế khuyến khích và hình thức khen thưởng rõ ràng đối với những địa phương thực hiện tốt đầu tư tài chính cho tăng trưởng xanh.
Đối với doanh nghiệp, thông qua chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi về thuế , phí, cho vay tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ xanh, việc làm xanh để tạo ra thế mạnh trong cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trưởng. Còn với nguồn lực tài chính bên ngoài như nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức quốc tế..., cần xây dựng và hoàn thiện thể chế tài chính song phương và thể chế tài chính đa phương đầu tư cho tăng trưởng xanh. Mặt khác thành lập quỹ hỗ trợ kinh tế xanh, cũng gần giống như các nguồn quỹ khác, đây là một cơ chế tài chính có tính độc lập, hỗ trợ cho tăng trưởng xanh, việc hình thành quỹ này sẽ là địa chỉ thu hút các nguồn tài chính của Nhà nước và xã hội bổ sung cho đầu tư tài chính tăng trưởng xanh và bảo toàn vốn phát triển kinh tế xanh.
Văn Hào