Sáng 23/6, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án Triển khai giải pháp tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở (giai đoạn 2) và định hướng triển khai mở rộng trong giai đoạn tới.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều hệ sinh thái khác nhau gồm núi, rừng nhiệt đới, núi đá vôi/khoáng, hệ sinh thái biển và ven biển; hơn 100 loài chim và hơn 10% các loài thực vật của Việt Nam có tính đặc hữu.
Đây là khẳng định của bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại hội thảo “Nhà an toàn chống chịu bão, lụt: Mô hình thành công và hướng đi trong thời gian tới” trong khuôn khổ hội nghị quốc tế Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra sáng 13/5, tại Hà Nội.
Chiều 28/2, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giảm nghèo và giới thiệu dự án hợp tác giữa Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia, UNDP về "Xây dựng chương trình và tư vấn chính sách về giảm nghèo đa chiều và bền vững, giai đoạn 2021-2023".
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và tổ chức WorldShare vừa ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ xây mới thêm 73 ngôi nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo bị ảnh hưởng nặng nề sau những trận bão tại tỉnh Quảng Bình.
Tỷ lệ nghèo đa chiều chung của Việt Nam có xu hướng giảm qua các năm, từ 9,9% năm 2016 xuống còn 4,5% năm 2020. Tỷ lệ nghèo đa chiều ở nông thôn vẫn cao hơn nhiều so với thành thị, nhưng khoảng cách đang giảm dần.
Ngày 15/6, Cơ quan Hợp tác phát triển Hàn Quốc (KOICA), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) với sự hỗ trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ra mắt ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép đăng ký và quản lý thông tin người khuyết tật.
Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam đã ký kết Dự án Tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đa chiều trong dân tộc thiểu số tại Việt Nam (Dự án).
Việt Nam mới vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới, nhưng sự tiến bộ vượt bậc này lại đi kèm với áp lực tương đối lớn.
Ngày 26/9, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội nghị “Kết nối đối tác, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Hội nghị do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ.
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cùng tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức khánh thành và bàn giao 107 căn nhà an toàn có tính năng chống chịu bão lũ cho các hộ dân dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Ngày 24/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức Hội thảo Khởi động dự án "Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ tổn thương ven biển Việt Nam". Dự án do Quỹ Khí hậu Xanh thông qua UNDP tài trợ với số tiền hơn 29,5 triệu USD và thực hiện trong 5 năm (2017 - 2022).
Với quan điểm “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”, ngay từ năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg. Trong đó đưa ra mục tiêu chung bao gồm giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.