60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Nhân rộng mô hình kết nghĩa bản - bản ở biên giới Quảng Trị

Quảng Trị có đường biên giới đất liền với nước bạn Lào dài trên 187 km, bao gồm 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông với trên 16.000 hộ dân thuộc 3 tộc người Kinh, Pa Cô (nhóm địa phương thuộc dân tộc Tà Ôi), Vân Kiều (tên gọi khác của dân tộc Bru-Vân Kiều). Trong những năm qua, để bảo vệ đường biên giới vững chắc, mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực; qua đó, góp phần thắt chặt quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa biên giới 2 nước Việt - Lào.

60 nam quan he Viet Nam - Lao: Nhan rong mo hinh ket nghia ban - ban o bien gioi Quang Tri hinh anh 1Thượng tá Nguyễn Xuân Linh - Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay tặng quà cho nhân dân bản La Lay A Sói (Lào). Ảnh: cadn.com.vn

Đã 15 năm nay, người dân bản La Lay A Sói (huyện Sa Muồi, tỉnh Salavan, Lào) và bản La Lay (xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) luôn gắn bó mật thiết với nhau. Nằm ở vị trí đối diện, tiếp giáp hai bên trên đoạn biên giới dài hơn 10km, có 4 mốc quốc giới nên hai bản được lựa chọn kết nghĩa từ tháng 1/2007. Thực hiện những nội dung đã ký kết, nhân dân hai bên biên giới đã cùng nhau bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế và cuộc sống. Hiện nay, tình hình an ninh chính trị ở khu vực biên giới luôn ổn định, cuộc sống người dân ngày càng đi lên.

Ông Hồ Văn Thủy, Trưởng thôn La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông cho biết: Sau khi kết nghĩa, 2 cặp bản thường xuyên giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên đã trao tặng cây giống, con giống, hỗ trợ nhau kỹ thuật nuôi trồng. Đặc biệt, dưới sự hỗ trợ của lực lượng Bộ đội Biên phòng, hai bên tích cực tổ chức hoạt động tuyên truyền nhân dân chấp hành tốt an ninh trật tự thôn bản; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ đường biên, cột mốc; thường xuyên thăm hỏi, tổ chức giao ban để thông báo tình hình; hỗ trợ nhau lúc hoạn nạn… Nhờ vậy, cuộc sống của người dân hai bản hai bên biên giới ngày càng tốt hơn từ ngày kết nghĩa.

Mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai từ năm 2005, đến nay đã có 25/25 cặp bản kết nghĩa giữa tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) với 2 tỉnh Savanakhet và Salavan (Lào). Thông qua hoạt động kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới, các cấp, các ngành tổ chức tuyên truyền cho đồng bào các dân tộc sống hai bên biên giới về các nội dung như: chủ quyền lãnh thổ, ý thức quốc gia, mốc quốc giới, việc chấp hành các quy định của Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lào; các quy định pháp luật của mỗi nước về lấy vợ, lấy chồng hai bên biên giới; tuyên truyền về ý nghĩa của công tác tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc quốc giới… Qua đó, góp phần tạo chuyển biến quan trọng trong nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân hai bên biên giới về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, phát huy sức mạnh quần chúng trong quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới hòa bĩnh, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Hàng năm tỉnh Quảng Trị sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ xây dựng một số dự án như: trường học; trạm xá; công trình điện nước; cung cấp cây con giống; khảo sát các dự án trồng rừng, cây công nghiệp như cà phê, sắn nguyên liệu, cao su, hồ tiêu và một số dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin; tổ chức lớp dạy tiếng Việt cho phụ nữ Lào các bản giáp biên giới. Bên cạnh đó, các cặp bản kết nghĩa, các ban, ngành, đoàn thể hai bên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ các loại giống cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn cách phòng trừ dịch bệnh, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tạo điều kiện thông thoáng cho việc lưu thông sản phẩm trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường...

60 nam quan he Viet Nam - Lao: Nhan rong mo hinh ket nghia ban - ban o bien gioi Quang Tri hinh anh 2Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay cắt tóc cho trẻ em Lào. Ảnh: baoquangtri.vn

Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Linh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế La Lay, mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân hai bên biên giới về các hiệp định, hiệp nghị, quy định pháp luật của hai Nhà nước. Qua đó, nâng cao ý thức quốc gia, quốc giới trách nhiệm của mỗi người dân đối với chủ quyền an ninh biên giới, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh quy chế kết nghĩa đã được cam kết, quy chế biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào. Trên cơ sở đó tích cực tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của mỗi bên. Mô hình được tổ chức đã góp phần tăng cường quan hệ, trao đổi thông tin, khơi dậy truyền thống đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào. Từ đó, người dân kịp thời chia sẻ, giúp đỡ nhau trong những khó khăn, hoạn nạn, xây dựng khối đoàn kết tình cảm anh em ngày càng gắn bó, củng cố và phát triển…

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, qua 15 năm đã có 238 đợt với 2.076 lượt người của hai nước tham gia tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc; người dân hai bên đã cung cấp 6.314 nguồn tin, trong đó có 2.843 nguồn tin có giá trị liên quan đến tội phạm buôn bán ma túy, chất nổ, chất cháy, buôn bán phụ nữ qua biên giới, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản công dân... Mô hình kết nghĩa bản - bản đã góp phần giúp đỡ người dân hai bên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đồng thời, kịp thời giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn, trong phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; giúp nhau cấp cứu, khám chữa bệnh, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng ở cơ sở… Các hoạt động đối ngoại biên giới, đối ngoại nhân dân được tăng cường và mở rộng cả về hình thức và nội dung; thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giao lưu văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc hai bên biên giới. Để mô hình được triển khai có hiệu quả, khắc phục kịp thời những khó khăn còn tồn tại, tỉnh Quảng Trị và Savanakhet và Salavan thường xuyên tổ chức giao ban kết nghĩa bản - bản; trao đổi tình hình, đánh giá kết quả triển khai.

Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, việc tổ chức kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới là chủ trương đúng đắn, thể hiện sự thống nhất cao của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị với hai tỉnh Savanakhet và Salavan. Qua đó, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia của hai nước Việt Nam - Lào. Kết quả mô hình này đã góp phần giữ vững ổn định chính trị ở khu vực biên giới, tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa hai nước, nhân dân các dân tộc có chung đường biên giới, phục vụ đắc lực cho yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân hai bên biên giới. Đồng thời, chủ động phòng ngừa, phát hiện, giải quyết được nhiều việc xảy ra trên biên giới… Trong thời gian tới, mô hình kết nghĩa bản - bản sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao hiệu quả; đặc biệt đẩy mạnh công tác hỗ trợ nhân dân các bản kết nghĩa của nước bạn Lào trong phát triển kinh tế gia đình và địa phương. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân hai bên biên giới chấp hành tốt pháp luật an ninh – biên giới cũng như nâng cao ý thức trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thanh Thủy

Tin liên quan

Sơn La hợp tác toàn diện với nhiều tỉnh của Lào

Sơn La là tỉnh có trên 270 km đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Sơn La đã duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị với 9 tỉnh của Lào. Qua đó, tạo mối quan hệ hợp tác hiệu quả, thiết thực, toàn diện trên các lĩnh vực với các tỉnh của Lào, tiếp tục vun đắp mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào.


60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào biểu diễn tại Quảng Nam

Trong khuôn khổ chương trình Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam, tối 20/7, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức “Chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào”. Đêm biểu diễn thu hút hàng nghìn du khách và người dân thành phố Hội An đến xem và cổ vũ.


Khai mạc Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam

Tối 18/7, lễ khai mạc "Tuần Văn hóa Lào tại Việt Nam" và chương trình biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Quốc gia Lào đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cùng Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào phối hợp tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2022); 45 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam- Lào (18/7/1977-18/7/2022); chào mừng Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tình đoàn kết Việt Nam – Lào là quy luật khách quan, nhân tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng, mỗi nước

Sáng 18/7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm thiết lập Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào (5/9/1962-5/9/2022); 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (18/7/1977-18/7/2022).


60 năm quan hệ Việt Nam-Lào: Triển lãm "Đặc trưng văn hóa vùng biên giới và tình đoàn kết hữu nghị Việt-Lào" sẽ diễn ra tại Điện Biên

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành Quyết định số 1481/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm "Đặc trưng văn hóa vùng biên giới và tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào" trong khuôn khổ Ngày hội Giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ III tại tỉnh Điện Biên, năm 2022. Triển lãm được giao cho Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc và các đơn vị liên quan thực hiện.


60 năm quan hệ Việt Nam - Lào: Thắm tình hữu nghị bên dòng sông Mã

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Chiềng Khương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La nằm ở vị trí biên giới quan trọng, nơi có con sông Mã chảy từ thượng nguồn đổ xuôi đổi dòng chạy qua Lào, sau đó trở lại Việt Nam. Dòng sông Mã uốn lượn như dải lụa dài vô tận, gắn kết lại với nhau như mối tình của tạo hóa, minh chứng cho tình đất, tình người thủy chung, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam - Lào nói chung, nhân dân hai huyện Sông Mã (Sơn La) và Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn (Lào) nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc.


Dịch COVID-19: Động viên các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng bám trụ khu vực biên giới Việt -Lào

Ngày 19/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sơn La đã tổ chức thăm, tặng quà cho cán bộ, chiến sỹ tại các chốt kiểm soát của Đồn Biên phòng cửa khẩu Chiềng Khương, huyện Sông Mã (Sơn La) và Đồn Biên phòng 212, chốt Then Luông, xã Mường Ét, huyện Mường Ét, tỉnh Hủa Phăn, Lào. Các phần quà bao gồm: 4.500 chiếc khẩu trang, ủng, nước lọc, mỳ tôm và một số nhu yếu phẩm khác.



Đề xuất