Liên quan đến vụ đốn hạ nhiều cây rừng tự nhiên ở Tiểu khu 687 thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị mà phóng viên TTXVN đã phản ánh, ngày 26/8 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị ra văn bản yêu cầu lực lượng chức năng và chính quyền địa phương xử lý vụ việc.
Quảng Trị hiện có 27 xã, thị trấn với khoảng 1.400 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở đồi, núi chưa được di dời. Những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua làm đất rừng ở nhiều khu vực miền núi huyện Hướng Hóa, Đakrông bị sạt lở, đe dọa cuộc sống người dân.
Chiều 16/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, lũ trên sông Ô Lâu giáp ranh huyện Hải Lăng (Quảng Trị) và huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) tại Hải Tân (Hải Lăng) đạt đỉnh vào rạng sáng cùng ngày ở mức xấp xỉ báo động 3, sau đó xuống dần và hiện ở mức trên báo động 2 là 0,3m do mưa giảm mạnh.
Quảng Trị có đường biên giới đất liền với nước bạn Lào dài trên 187 km, bao gồm 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông với trên 16.000 hộ dân thuộc 3 dân tộc Kinh, Pa Cô, Vân Kiều. Trong những năm qua, để bảo vệ đường biên giới vững chắc, mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực; qua đó, góp phần thắt chặt quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa biên giới 2 nước Việt - Lào.
Ngày 27/4, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký văn bản hỏa tốc gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Đakrông về việc xử lý nghiêm hành vi phá rừng và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Chiều 7/10, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, mưa lớn từ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có nhiều ngầm, tràn và tuyến đường bị ngập cục bộ, chia cắt giao thông do nước dâng cao.
Để ứng phó với sạt lở đất khi mùa mưa lũ năm 2021 đã bắt đầu, tỉnh Quảng Trị khẩn trương di dời người dân đến khu tái định cư, đồng thời lên kịch bản sơ tán phù hợp tình hình thực tế mưa lũ.
Hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang có hàng nghìn hộ chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch do thiếu các công trình cấp nước.
Tỉnh Quảng Trị vẫn còn hàng chục nghìn hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt, do các công trình cấp nước bị hư hỏng bởi các trận lũ lụt vừa qua, chưa thể khắc phục.
Bão lũ qua đi, để lại những dãy phòng bị đất đá vùi lấp, vô số lớp học ngập sâu trong bùn non, các sân chơi ngổn ngang giữa cây và hàng rào đổ sập. Sách vở, dụng cụ học tập ướt nhẹp hoặc cuốn trôi theo dòng nước lũ. Đã hơn 2 tuần trôi qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn gặp nhiều khó khăn, một số trường chưa thể tổ chức lại hoạt động dạy và học.
Ngày 22/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngày 17/10, Đoàn đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra tình hình thực tế, đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Ngày 8/4, tại Cửa khẩu Quốc tế La Lay, huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị), lãnh đạo hai tỉnh Quảng Trị và Salavan của nước bạn Lào đã có buổi làm việc về phối hợp phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới.
Ngày 31/12, tại xã Hướng Linh, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), Công ty cổ phần Thủy điện Đakrông đã tổ chức Lễ động thổ xây dựng 3 nhà máy điện gió có tổng công suất 144 MW, tổng vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng.
Nửa năm trở lại đây, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số của huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị rất háo hức với mô hình nuôi dúi (chuột núi) để phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi do Dự án Plan tại Quảng Trị triển khai nhằm bảo vệ nguồn zen trong tự nhiên và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao phát triển kinh tế từ tháng 6/2019 với 2 hộ dân ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông.
Người Pa Kô - Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) từ lâu đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Đã có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm bị mai một, sản phẩm làm ra không có người mua. Tuy nhiên, thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pa Kô - Vân Kiều đã được khôi phục và phát triển.
Trong những năm qua, các buổi truyền thông lưu động do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị tổ chức đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, cũng như chất lượng cuộc sống của phụ nữ vùng biên giới. Việc này đã phát huy vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống, góp phần phòng chống tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống gia đình, đảm bảo việc nuôi dạy con cái khoa học...
Tục đi Sim là nét văn hóa truyền thống lâu đời của người Tà Ôi, tỉnh Quảng Trị. Vào những đêm trăng thanh, gió mát, các chàng trai cô gái lại quây quần bên nhau, trao nhau những câu hát tìm vợ, tìm chồng làm say đắm lòng người.
Khi nhắc đến đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều người thường nghĩ đến đời sống khó khăn gắn với các hủ tục. Thế nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn thay đổi khi mọi người đến với thôn Cu Pua - nơi đa số là người đồng bào dân tộc Pa Kô (tên gọi khác của dân tộc Tà Ôi), Vân Kiều (tên gọi khác của dân tộc Bru - Vân Kiều), sinh sống bên bờ sông Đa Krông, xã Đa Krông, huyện miền núi Đa Krông, tỉnh Quảng Trị.