Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (9/7/1968 – 9/7/2023) đã đi vào lịch sử như một mốc son trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Truyền thống anh hùng trong chiến đấu đã và đang được Đảng bộ, chính quyền, nhân huyện Hướng Hóa phát huy cao độ trong công cuộc xây dựng quê hương.
Chiều 17/3, tại xã Lìa, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), Bộ Công an phối hợp với tỉnh này tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà mẫu vừa hoàn thành, đồng thời khởi công đồng loạt xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.
Quảng Trị hiện có 27 xã, thị trấn với khoảng 1.400 hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở đồi, núi chưa được di dời. Những trận mưa lớn liên tục trong những ngày qua làm đất rừng ở nhiều khu vực miền núi huyện Hướng Hóa, Đakrông bị sạt lở, đe dọa cuộc sống người dân.
Ngày 8/6, Công an tỉnh Quảng Trị thông tin, đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan đấu tranh, bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển 24.000 viên ma tuý tổng hợp.
Trưa 17/11, UBND huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) xác nhận, sau nhiều ngày triển khai công tác tìm kiếm, đến sáng cùng ngày các lực lượng chức năng và người dân đã tìm thấy thi thể 2 vợ chồng mất tích do mưa lũ tại xã Hướng Sơn.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, khi mọi người, mọi nhà đang sum họp bên gia đình thì trên những nẻo đường biên giới xa xôi, các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng tỉnh Quảng Trị vẫn chắc tay súng tuần tra, bảo vệ đường biên, cột mốc, đảm bảo sự bình yên cho mọi người, mọi nhà. Tết của các anh có thể thiếu vắng hình ảnh người thân nhưng luôn ấm áp tình đồng chí, đồng đội và hơn hết là tình yêu quê hương, Tổ quốc.
Quảng Trị có đường biên giới đất liền với nước bạn Lào dài trên 187 km, bao gồm 2 huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông với trên 16.000 hộ dân thuộc 3 dân tộc Kinh, Pa Cô, Vân Kiều. Trong những năm qua, để bảo vệ đường biên giới vững chắc, mô hình kết nghĩa bản - bản được triển khai và đạt được nhiều kết quả thiết thực; qua đó, góp phần thắt chặt quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa biên giới 2 nước Việt - Lào.
Chiều 7/10, Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, mưa lớn từ ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông có nhiều ngầm, tràn và tuyến đường bị ngập cục bộ, chia cắt giao thông do nước dâng cao.
Để ứng phó với sạt lở đất khi mùa mưa lũ năm 2021 đã bắt đầu, tỉnh Quảng Trị khẩn trương di dời người dân đến khu tái định cư, đồng thời lên kịch bản sơ tán phù hợp tình hình thực tế mưa lũ.
Huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là địa phương có nguy cơ rất cao về sạt lở đất vào mùa mưa lũ do địa hình chủ yếu là đồi núi và tác động của con người. Đợt mưa lũ lịch sử hồi tháng 10/2020, Hướng Hóa là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất ở tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là về người.
Tìm giải pháp căn cơ, đồng bộ và có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra; trong đó việc nhận diện nguyên nhân dẫn đến yếu tố bất thường của thời tiết, đề xuất các giải pháp phòng ngừa phù hợp cũng như xây dựng các khu tái định cư lâu dài gắn với ổn định sinh kế bền vững cho đồng bào là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài đối với các tỉnh miền Trung.
Mặc dù, là một loại cây nông nghiệp mới được triển khai trong những năm gần đây tại Quảng Trị, thế nhưng cây chanh leo đã khẳng định chỗ đứng mới của mình trên bản đồ sản xuất các loại cây nông nghiệp có giá trị kinh tế cao trên địa bàn. Là một loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai của địa phương nên các giống cây chanh leo được trồng phát triển tốt, năng suất và chất lượng cao, đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính tại một số nước châu Âu.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Quảng Trị cần di dời trên 2.740 hộ dân với gần 11.000 nhân khẩu thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai đến nơi ở an toàn để ổn định cuộc sống và sản xuất, trong đó có hơn 1.400 hộ di dời đến nơi ở mới tập trung, còn lại di dời đến ở xen ghép.
Hai huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị đang có hàng nghìn hộ chưa được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch do thiếu các công trình cấp nước.
Sản xuất nông sản, hoa và cây cảnh để cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán luôn được nông dân tỉnh Quảng Trị xem như vụ chính, bởi mang lại nguồn thu nhập cao. Có điều khác với những vụ Tết trước đây, vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu này nông dân đang gặp chồng chất khó khăn khi vừa trải qua đợt lũ lụt lịch sử, bây giờ lại là rét đậm, rét hại.
Bão lũ qua đi, để lại những dãy phòng bị đất đá vùi lấp, vô số lớp học ngập sâu trong bùn non, các sân chơi ngổn ngang giữa cây và hàng rào đổ sập. Sách vở, dụng cụ học tập ướt nhẹp hoặc cuốn trôi theo dòng nước lũ. Đã hơn 2 tuần trôi qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn gặp nhiều khó khăn, một số trường chưa thể tổ chức lại hoạt động dạy và học.
Khoảng 10 giờ 30 phút ngày 23/10, máy bay trực thăng của quân đội đã hạ cánh tại xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, để đưa 2 cán bộ của xã này bị thương nặng ra ngoài điều trị. Xã Hướng Việt vẫn đang bị cô lập hoàn toàn do con đường vào xã là đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bị sạt lở nghiêm trọng.
Ngày 22/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt.
Đến gần 15 giờ ngày 19/10, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy tất cả 22 thi thể cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đến 12 giờ 10 phút ngày 19/10, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 18 thi thể cán bộ, chiến sĩ Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Những thi thể các cán bộ, chiến sĩ được xe cứu thương đưa về thành phố Đông Hà (Quảng Trị).
Sáng 19/10, đường vào khu vực đóng quân của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 đã cơ bản được thông, vượt qua hàng chục điểm sạt lở, vùi lấp vừa được khắc phục, nhóm phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã tiếp cận được hiện trường. Trên đường đi, chúng tôi ghi nhận được sự đồng cảm, chia sẻ, tiếc thương của bà con Vân Kiều dành cho các chiến sĩ gặp nạn tại thôn Cợp (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).
Lúc 9 giờ 30 phút ngày 19/10, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy thêm 2 thi thể cán bộ, chiến sỹ trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa.
Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 18/10, các lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Trị đã tìm kiếm được thi thể của 14 cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Quân khu 4) trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Công tác tìm kiếm vẫn đang gấp rút triển khai.
Tối 17/10, ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết: Khoảng 18 giờ 30 phút cùng ngay, tại bản Tà Rùng, xã Húc xảy ra vụ sạt lở đất do mưa lũ, làm vùi lấp hoàn toàn căn nhà của anh Hồ Văn Phơi.
Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, ngày 17/10, Đoàn đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra tình hình thực tế, đồng thời trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ; trong đó huy động trên 820 tỷ đồng từ nhiều nguồn để nâng cấp hồ đập.
Ngày 31/12, tại xã Hướng Linh, huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), Công ty cổ phần Thủy điện Đakrông đã tổ chức Lễ động thổ xây dựng 3 nhà máy điện gió có tổng công suất 144 MW, tổng vốn đầu tư 4.800 tỷ đồng.
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, đối với người Vân Kiều, Pa Kô ở vùng cao Quảng Trị, bếp lửa có vai trò, vị trí quan trọng trong cuộc sống tự ngàn đời nay. Bếp lửa vừa là nơi đun nấu, bảo quản lương thực vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, ấm no đủ đầy. Bởi vậy, họ luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả niềm tôn kính.