50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia: Nhìn lại và hướng tới hợp tác, phát triển, thịnh vượng…(Bài cuối)

50 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia: Nhìn lại và hướng tới hợp tác, phát triển, thịnh vượng…(Bài cuối)
Trong suốt tiến trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia luôn sát cánh cùng nhau hợp tác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chân thành hỗ trợ nhau cùng phát triển, vì lợi ích tối cao của nhân dân mỗi nước.
 
Bài 4 (tiếp theo và hết): Việt Nam-Campuchia hướng tới hợp tác, phát triển, thịnh vượng...
Để tiếp tục giữ gìn và không ngừng vun đắp quan hệ hữu nghị Việt Nam-Campuchia, thời gian tới hai bên cần thường xuyên coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước, sẵn sàng làm hết sức mình, chân thành giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua khó khăn thử thách để không ngừng vun đắp cho mối quan hệ hai nước ngày càng tốt đẹp, vì lợi ích tối cao của nhân dân mỗi nước.
Sáng 24/6/2017, lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017) được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Campuchia đến dự. Ảnh: TTXVN
Sáng 24/6/2017, lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24/6/1967-24/6/2017) được tổ chức trọng thể tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Campuchia đến dự. Ảnh: TTXVN
 
Đối với phong trào độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân, hai bên cần chú trọng công tác xây dựng đội ngũ lãnh đạo; đề phòng những biến thái nguy hiểm của chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc và nạn quan liêu, những sai lầm khi bị kích động bởi tư tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị sắc tộc như đã xảy ra dưới chế độ Campuchia Dân chủ do tập đoàn phản động Pol Pot (Pôn Pốt) - Ieng Sary (Iêng Sa-ry) - Nuon Chea (Nuôn Chia) - Khieu Samphan (Khiêu Som-phon) - Son Sen (Sôn Sên) - Ta Mok (Ta Mốc) - Ieng Thirith (Iêng Thi-rít)... cầm quyền ở Campuchia từ 17/4/1975 đến 06/01/1979.
Bên cạnh đó, cần cảnh giác và ngăn chặn kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch - cả bên trong và bên ngoài, đã và đang sử dụng văn hóa “bội nhọ” và “vu khống”, tìm cách xuyên tạc lịch sử và tình hữu nghị Việt Nam-Campuchia, dù rằng nhân dân hai nước thấu hiểu và luôn cảnh giác để tránh rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, kỳ thị sắc tộc, vết xe đổ của chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng, gây ra muôn vàn tội ác với các tầng lớp nhân dân hai nước.
Chiều 23/6/2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 23-26/6/2017. Ảnh: TTXVN
Chiều 23/6/2017, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Heng Samrin thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 23-26/6/2017. Ảnh: TTXVN
Việc đánh đổ chế độ Campuchia Dân chủ và ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại là sự thật lịch sử không ai có thể xuyên tạc. Sự thật đó đã được nhân loại tiến bộ hoan nghênh và đánh giá cao, được nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia coi như một bài học của mối quan hệ “răng - môi” giữa hai nước. Đó là cơ sở để hai đất nước, hai dân tộc tiếp tục đoàn kết tình nguyện chiến đấu chung một chiến hào, xuất phát từ mối quan hệ “răng- môi” được hình thành một cách tự nhiên, khởi nguồn từ vị trí địa chính trị của hai nước, như đã thực hiện trong cuộc đấu tranh chung chống thực dân Pháp, sự can thiệp của Mỹ và chế độ Campuchia Dân chủ diệt chủng. Bạn bè quốc tế và những người có lương tri luôn ủng hộ mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống giữa hai nước và không ngừng vun đắp mối quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Chiều 24/6/2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chiều 24/6/2017, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin đang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ cần chung nhận thức, cùng có trách nhiệm duy trì ổn định quan hệ hai nước, bảo vệ và vun đắp tình hữu nghị quý báu, vì hòa bình, ổn định của nhân dân mỗi nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định khu vực. Campuchia hòa bình, phát triển thịnh vượng trong khu vực Đông Nam Á ổn định và phát triển, đó cũng chính là lợi ích của Việt Nam. Việc tiếp tục duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Campuchia là nhu cầu lợi ích tự nhiên của cả hai bên. Với lịch sử đoàn kết gắn bó, hữu nghị truyền thống, chia ngọt sẻ bùi lúc thuận lợi cũng như khi khó khăn, hợp tác toàn diện, kịp thời giúp đỡ lẫn nhau vô tư, trong sáng và có hiệu quả trong suốt nửa thế kỷ qua, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia có nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ, toàn diện.
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, chiều 25/6/2017, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Campuchia, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Men Sam An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane gặp gỡ thanh niên, sinh viên tiêu biểu ba nước đang học tập, công tác ở Thủ đô Hà Nội. Trong ảnh: Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: TTXVN
Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam, chiều 25/6/2017, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Campuchia, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Men Sam An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước Saysomphone Phomvihane gặp gỡ thanh niên, sinh viên tiêu biểu ba nước đang học tập, công tác ở Thủ đô Hà Nội. Trong ảnh: Quang cảnh buổi giao lưu. Ảnh: TTXVN
Điều thuận lợi cơ bản là nhân dân hai nước đều trải qua những thăng trầm của lịch sử với nhiều bài học kinh nghiệm xương máu, cả hai dân tộc đều thấu hiểu câu ngạn ngữ "gian nan mới biết bạn hiền", đã kề vai sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ trên tinh thần tin cậy; lãnh đạo và nhân dân hai nước khẳng định quyết tâm tiếp tục cùng nhau vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị cao đẹp, hợp tác Việt Nam-Campuchia phát triển toàn diện, bền vững lâu dài. Trên tinh thần đó, quan hệ Việt Nam-Campuchia chắc chắn sẽ tiếp tục được nâng lên tầm cao mới, vì lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước và đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới./.
Trần Văn Thông
Chuyên viên cao cấp Ban Đối ngoại Trung ương
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm