Các chuyên gia cho rằng, trước hết thành phố phải tạo ra môi trường khởi nghiệp hiệu quả, là nơi tiêu biểu cho hoạt động khởi nghiệp, được các doanh nghiệp chọn làm nơi để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…
Còn nhiều trở ngại
Thời gian qua Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển ý tưởng khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã đạt được kết quả khả quan, bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp đang dần hình thành. Thông qua các trung tâm ươm tạo của thành phố đã hỗ trợ và phát triển nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đi vào hoạt động và thương mại hóa các sản phẩm từ các hoạt động ươm tạo.
Để phát triển năng lực khởi nghiệp trong giới trẻ, làm nền tảng để hình thành những doanh nghiệp sau này, các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và phát triển các ý tưởng kinh doanh, một số học viện, trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các mô hình ươm tạo khởi nghiệp như: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh… bước đầu đã góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm của các sinh viên.
Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung thuộc Công viên phần mềm Quang Trung, Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh… đã thu hút và hỗ trợ nhiều dự án ươm tạo, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp…
Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 5 không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kết nối 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, thành lập 4 ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 4 lĩnh vực trọng yếu của thành phố (gồm công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến lương thực-thực phẩm và nhựa-cao su-hóa chất)…
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 650 doanh nghiệp được ươm tạo, số doanh nghiệp tốt nghiệp hơn 400 doanh nghiệp (đạt khoảng 62%), trong đó 65 doanh nghiệp gọi vốn thành công, nhưng để số doanh nghiệp này “sống sót” sau quá trình khởi nghiệp là một chặng đường dài.
Các chuyên gia cho rằng, để một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể “sống sót” sau quá trình khởi nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các vườn ươm hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ mặt bằng, không gian cho cho công ty khởi nghiệp, chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ hoạt động cho các công ty khởi nghiệp.
Ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách hỗ trợ của thành phố cũng có chương trình hỗ trợ vốn tối đa 2 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu tập trung những ý tưởng đã hình thành sản phẩm rồi, còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ. Cần thêm những gói nhỏ để nuôi dưỡng những nhóm khởi nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt.
Theo ông Lê Nhật Quang, Trưởng phòng marketing (Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung cho giai đoạn sau mà không “mặn mà” với giai đoạn đầu khởi nghiệp, vì nhiều rủi ro và không sinh lợi ngay. Do vậy những chương trình của Chính phủ nên tập trung vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng "start up" ở giai đoạn đầu, vì để có nhiều "start up" chất lượng về sau thì cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới, nhất là phát triển năng lực khởi nghiệp từ những sinh viên trẻ.
Tăng tính chủ động trong khởi nghiệp
Để ươm khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành công, vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, dù hệ sinh thái khởi nghiệp đã sớm hình thành nhưng phong trào khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn chưa khởi sắc như kỳ vọng.
Theo TS Nguyễn Anh Ngọc, nguyên Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước, vườn ươm tạo doanh nghiệp, học viện, trường, các định chế tài chính… vẫn chưa chủ động hỗ trợ thiết thực cho phong trào khởi nghiệp. Các vườn ươm vẫn chưa kết nối hiệu quả với các đơn vị tài trợ vốn, chưa có khả năng giúp doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm ngay ở thị trường trong nước.
Do đó, trong thời gian tới cần thêm những kích thích mạnh hơn nữa để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm khởi nghiệp. Theo đó, cần tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, tăng tính chủ động của các đơn vị chủ trì chương trình khởi nghiệp của thành phố. Nên chuyển từ tư duy thụ động chờ người khởi nghiệp tìm đến sang chủ động săn tìm người khởi nghiệp, nghiên cứu, đề ra những chính sách đột phá, ưu tiên cho khởi nghiệp.
Khó khăn nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp chính là thị trường đầu ra bởi dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng không bán được cũng không đạt được hiệu quả. Về vấn đề này, ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, cần có vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công nghệ nào đó mà được đánh giá khả thi, nhà nước khuyến khích các đơn vị trong bộ máy nhà nước sử dụng sản phẩm đó trước, điều này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường. Nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia đã làm rất tốt vấn đề này...
Theo ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình hoạt động của các cơ sở ươm tạo chủ yếu cung cấp dịch vụ và hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp, chưa phát triển theo hướng kinh doanh. Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đi vào thực chất, thời gian tới cần xem xét việc phát triển hệ thống cơ sở ươm tạo là nền tảng nhằm thương mại hóa công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ.
Còn theo TS Huỳnh Thanh Điền, để Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu biểu cho hoạt động khởi nghiệp của cả nước, được các doanh nghiệp chọn làm nơi để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thì trước hết thành phố cần tạo dựng một môi trường hành chính thông minh, công chức liêm chính, nhiệt tình, vô tư.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cụm ngành liên kết hỗ trợ khởi nghiệp tiêu biểu cho cả nước mà thành phố có lợi thế bằng những chương trình cụ thể. Bởi doanh nghiệp chỉ sống tốt trong môi trường hội đủ các yếu tố như khách hàng, nhà cung cấp, cạnh tranh công bằng; có đủ các dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi, mặt bằng sản xuất, tài chính..../.
Còn nhiều trở ngại
Thời gian qua Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách thiết thực nhằm góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển ý tưởng khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp. Hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn thành phố cũng đã đạt được kết quả khả quan, bức tranh hệ sinh thái khởi nghiệp đang dần hình thành. Thông qua các trung tâm ươm tạo của thành phố đã hỗ trợ và phát triển nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đi vào hoạt động và thương mại hóa các sản phẩm từ các hoạt động ươm tạo.
Nhiều tòa nhà cao tầng được đầu tư xây dựng góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị thành phố. Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN |
Để phát triển năng lực khởi nghiệp trong giới trẻ, làm nền tảng để hình thành những doanh nghiệp sau này, các chương trình hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và phát triển các ý tưởng kinh doanh, một số học viện, trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập các mô hình ươm tạo khởi nghiệp như: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh… bước đầu đã góp phần hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo, tiến tới thương mại hóa các ý tưởng, sản phẩm của các sinh viên.
Bên cạnh đó, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp Nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Ươm tạo doanh nghiệp phần mềm Quang Trung thuộc Công viên phần mềm Quang Trung, Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh… đã thu hút và hỗ trợ nhiều dự án ươm tạo, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp…
Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập 5 không gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và kết nối 24 cơ sở ươm tạo doanh nghiệp, thành lập 4 ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho 4 lĩnh vực trọng yếu của thành phố (gồm công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến lương thực-thực phẩm và nhựa-cao su-hóa chất)…
Đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 650 doanh nghiệp được ươm tạo, số doanh nghiệp tốt nghiệp hơn 400 doanh nghiệp (đạt khoảng 62%), trong đó 65 doanh nghiệp gọi vốn thành công, nhưng để số doanh nghiệp này “sống sót” sau quá trình khởi nghiệp là một chặng đường dài.
Các chuyên gia cho rằng, để một doanh nghiệp khởi nghiệp có thể “sống sót” sau quá trình khởi nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các vườn ươm hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc hỗ trợ mặt bằng, không gian cho cho công ty khởi nghiệp, chưa tạo được sự kết nối, hỗ trợ hoạt động cho các công ty khởi nghiệp.
Ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, chính sách hỗ trợ của thành phố cũng có chương trình hỗ trợ vốn tối đa 2 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu tập trung những ý tưởng đã hình thành sản phẩm rồi, còn những nhóm mới có ý tưởng sơ khai chưa có nhiều chính sách để hỗ trợ. Cần thêm những gói nhỏ để nuôi dưỡng những nhóm khởi nghiệp có ý tưởng ban đầu tốt.
Theo ông Lê Nhật Quang, Trưởng phòng marketing (Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), các quỹ đầu tư hiện nay chủ yếu tập trung cho giai đoạn sau mà không “mặn mà” với giai đoạn đầu khởi nghiệp, vì nhiều rủi ro và không sinh lợi ngay. Do vậy những chương trình của Chính phủ nên tập trung vào giai đoạn này để cung cấp nhiều hơn số lượng "start up" ở giai đoạn đầu, vì để có nhiều "start up" chất lượng về sau thì cần phải xuất phát từ những giai đoạn dưới, nhất là phát triển năng lực khởi nghiệp từ những sinh viên trẻ.
Tăng tính chủ động trong khởi nghiệp
Để ươm khơi dậy tinh thần và thúc đẩy tiến trình khởi nghiệp thành công, vai trò của hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp là rất quan trọng. Tuy nhiên, dù hệ sinh thái khởi nghiệp đã sớm hình thành nhưng phong trào khởi nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn chưa khởi sắc như kỳ vọng.
Theo TS Nguyễn Anh Ngọc, nguyên Phó giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, các hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp như các cơ quan quản lý nhà nước, vườn ươm tạo doanh nghiệp, học viện, trường, các định chế tài chính… vẫn chưa chủ động hỗ trợ thiết thực cho phong trào khởi nghiệp. Các vườn ươm vẫn chưa kết nối hiệu quả với các đơn vị tài trợ vốn, chưa có khả năng giúp doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm ngay ở thị trường trong nước.
Do đó, trong thời gian tới cần thêm những kích thích mạnh hơn nữa để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm khởi nghiệp. Theo đó, cần tăng cường hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, tăng tính chủ động của các đơn vị chủ trì chương trình khởi nghiệp của thành phố. Nên chuyển từ tư duy thụ động chờ người khởi nghiệp tìm đến sang chủ động săn tìm người khởi nghiệp, nghiên cứu, đề ra những chính sách đột phá, ưu tiên cho khởi nghiệp.
Khó khăn nhất của doanh nghiệp khởi nghiệp chính là thị trường đầu ra bởi dù có được vườn ươm hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm đến mấy nhưng không bán được cũng không đạt được hiệu quả. Về vấn đề này, ông Lê Thanh Nguyên, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, cần có vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm. Chẳng hạn khi doanh nghiệp tạo ra một sản phẩm công nghệ nào đó mà được đánh giá khả thi, nhà nước khuyến khích các đơn vị trong bộ máy nhà nước sử dụng sản phẩm đó trước, điều này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có kinh phí để tiếp tục tái đầu tư mở rộng thị trường. Nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia đã làm rất tốt vấn đề này...
Theo ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, mô hình hoạt động của các cơ sở ươm tạo chủ yếu cung cấp dịch vụ và hỗ trợ miễn phí cho doanh nghiệp, chưa phát triển theo hướng kinh doanh. Để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đi vào thực chất, thời gian tới cần xem xét việc phát triển hệ thống cơ sở ươm tạo là nền tảng nhằm thương mại hóa công nghệ và thúc đẩy đổi mới, chuyển giao công nghệ.
Còn theo TS Huỳnh Thanh Điền, để Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu biểu cho hoạt động khởi nghiệp của cả nước, được các doanh nghiệp chọn làm nơi để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thì trước hết thành phố cần tạo dựng một môi trường hành chính thông minh, công chức liêm chính, nhiệt tình, vô tư.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cụm ngành liên kết hỗ trợ khởi nghiệp tiêu biểu cho cả nước mà thành phố có lợi thế bằng những chương trình cụ thể. Bởi doanh nghiệp chỉ sống tốt trong môi trường hội đủ các yếu tố như khách hàng, nhà cung cấp, cạnh tranh công bằng; có đủ các dịch vụ hỗ trợ vận tải, kho bãi, mặt bằng sản xuất, tài chính..../.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN