Bài 2: Sức bật từ động lực cạnh tranh
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước không còn là sân nhà mà đã trở thành thị trường thương mại tự do dành cho tất cả hàng hóa từ các nước và bất cứ doanh nghiệp nào có tiềm lực.
Định vị thương hiệu
Theo các chuyên gia, giai đoạn hiện nay là thời điểm vàng để các nhà bán lẻ định vị thương hiệu và đầu tư điểm bán để tăng độ phủ sóng thương hiệu cũng như sở hữu những mặt bằng bán lẻ trong các địa bàn dân cư.
Việc nhiều thương hiệu bán lẻ không chỉ đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ, hệ thống phân phối tại Thành phố Hồ Chí Minh mà từng bước mở rộng ra nhiều tỉnh, thành và trên khắp cả nước cho thấy chiến lược ưu tiên mở điểm bán đang là xu hướng chung trong tình hình cạnh tranh dành thị phần “miếng bánh” thị trường bán lẻ.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, hệ thống phân phối Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của hai Tập đoàn bán lẻ lớn. Hệ thống siêu thị Auchan (Pháp) phát triển 5 siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi Seven Eleven (Nhật Bản) pháp triển 9 cửa hàng.
Trong khi đó, các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh liên tục mở hàng loạt điểm bán, phát triển hệ thống thương hiệu của mình ra khắp ngõ ngách hay các địa bàn dân cư đông đúc, kể cả khu chế xuất – khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa…
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini phủ khắp khu vực nội – ngoại thành. Tổng diện tích của các cửa hàng này đạt 272.000 m2 sàn toàn thành phố, tăng 5,1% so với quý trước (tức tháng 12/2017).
Dự kiến, các chuỗi cửa hàng tiện lợi tung ra thị trường sẽ tiếp tục gia tăng trong những quý còn lại của năm 2018 vì có sự xuất hiện của các "tay chơi" mới đầy tham vọng khai thác tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy, thương hiệu Vinmart đã và đang tiếp tục kế hoạch mở thêm 3.000 cửa hàng khắp Việt Nam trong những năm tới; GS25 - một chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã vào thị trường Việt Nam và đang tham vọng mở hơn 2.500 cửa hàng khắp cả nước trong 10 năm tới.
Còn với số lượng gần 300 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bách Hoá Xanh đang dần hiện thực hóa chiến lược chiếm vị trí nằm trong top dẫn đầu ở lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng ở thị trường lớn nhất cả nước.
Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, dự kiến trong năm 2018, Saigon Co.op sẽ đầu tư phát triển 19 Co.opmart, 2 Co.opXtra, 170 Co.op Food, 150 Co.opSmile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, 1 Co.opmart phân khúc cao (Finelife), kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác. Đây là một trong những chiến lược phát triển mới của Saigon Co.op, bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực hàng hóa và logistics, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp… để hướng đến trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2025.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang chiếm ưu thế về điểm bán đối với loại hình siêu thị và cửa hàng tiện lợi với tỷ trọng lần lượt là 79% và khoảng 70%.
Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù vẫn đang chiếm tỷ trọng cao tại loại hình trung tâm thương mại (53,66%). Tuy nhiên, trong thời gian tới dự kiến khi Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Satra) đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại tại quận 6 và huyện Củ Chi thì tỷ trọng sẽ theo xu hướng cân bằng giữa hệ thống trong nước và có yếu tố nước ngoài.
Tăng tốc hội nhập
Thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính hết quý 1/2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 255.769,1 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thương nghiệp có doanh thu bán lẻ ước tính đạt 166.361,9 tỷ đồng, chiếm 65% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Còn dịch vụ lưu trú và ăn uống có doanh thu ước tính đạt 27.095,5 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; du lịch là 4.919,9 tỷ đồng (tăng 32,3%).
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực thương mại dịch vụ trong quý 1/2018 cũng có mức tăng 7,98%; xấp xỉ so với mức tăng 7,96% cùng kỳ năm trước, là nơi có nhiều hoạt động kinh doanh sôi nổi, thu hút đa dạng dự án của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, tạo nên không khí sôi động và cạnh tranh quyết liệt, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Một số ngành dịch vụ có mức tăng khá như vận tải kho bãi 9,05%; tài chính ngân hàng 9,86%; kinh doanh bất động sản 9,28%...
Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thị trường bán lẻ thành phố đã phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại ngày càng trở nên phổ biến, tạo nhiều điểm mua sắm đa dạng cho người dân thành phố. Cùng với đó, việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có nhiều tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam như tăng khối lượng trao đổi thương mại với các nước.
Đây cũng là cầu nối cho hàng hóa xuất nhập khẩu thâm nhập vào thị trường nội địa làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Điển hình, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU… vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã phong phú hơn sẽ trực tiếp cạnh tranh, tác động mạnh mẽ đến thị trường bán lẻ trong nước.
Một số báo cáo của các công ty nghiên cứu khảo sát thị trường cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt doanh thu lên đến 180 tỷ USD; trong đó, với tỷ lệ khoảng 60% người tiêu dùng trẻ trong tổng dân số hơn 93 triệu người, có thu nhập ngày càng cao là động lực thúc đẩy nhu cầu mua sắm tăng theo.
Năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đã cán mốc khoảng 129 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với năm trước và mức này được đánh giá là khá cao so với mức chung của khu vực Đông Nam Á. Dựa trên nền tảng này, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, thị trường bán lẻ Việt nam sẽ tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Đánh giá năm 2018 là giai đoạn có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nội địa khi nhiều FTA mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, không ít mặt hàng nhập khẩu có thuế xuất cắt giảm xuống còn 0% - 5%.
Nhận định về vấn đề trên, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường rất rộng lớn và cơ hội thành công rất nhiều, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp làm cách nào để khai thác hiệu quả.
Trên thực tế, năm 2017 là năm mà các nhà bán lẻ trong và ngoài nước chủ yếu định vị thương hiệu và đầu tư củng cố điểm bán. Bước sang năm 2018 xu hướng này không chỉ đượ tiếp tục mà sẽ là năm bùng nổ của bán lẻ hiện đại trên cơ sở các điểm bán hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Đây cũng là nguyên nhân thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ đã và đang đón nhận sự gia nhập của không chỉ các nhà bán lẻ ngoại mà còn không ít nhãn hàng quốc tế.
Điều này, vừa cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, nhưng đồng thời cũng chỉ ra trong khoảng 3 năm tới, sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ cao hơn thời điểm hiện nay và giai đoạn trước.
Riêng doanh nghiệp cần tăng tốc chuẩn bị sẵn sàng cho sân chơi hội nhập với sự phát triển của những mô hình bán lẻ mới trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số./.
Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thị trường trong nước không còn là sân nhà mà đã trở thành thị trường thương mại tự do dành cho tất cả hàng hóa từ các nước và bất cứ doanh nghiệp nào có tiềm lực.
Định vị thương hiệu
Theo các chuyên gia, giai đoạn hiện nay là thời điểm vàng để các nhà bán lẻ định vị thương hiệu và đầu tư điểm bán để tăng độ phủ sóng thương hiệu cũng như sở hữu những mặt bằng bán lẻ trong các địa bàn dân cư.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Big C. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Việc nhiều thương hiệu bán lẻ không chỉ đầu tư phát triển mạng lưới bán lẻ, hệ thống phân phối tại Thành phố Hồ Chí Minh mà từng bước mở rộng ra nhiều tỉnh, thành và trên khắp cả nước cho thấy chiến lược ưu tiên mở điểm bán đang là xu hướng chung trong tình hình cạnh tranh dành thị phần “miếng bánh” thị trường bán lẻ.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, hệ thống phân phối Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của hai Tập đoàn bán lẻ lớn. Hệ thống siêu thị Auchan (Pháp) phát triển 5 siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi Seven Eleven (Nhật Bản) pháp triển 9 cửa hàng.
Trong khi đó, các hệ thống bán lẻ trong và ngoài nước đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh liên tục mở hàng loạt điểm bán, phát triển hệ thống thương hiệu của mình ra khắp ngõ ngách hay các địa bàn dân cư đông đúc, kể cả khu chế xuất – khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa…
Hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini phủ khắp khu vực nội – ngoại thành. Tổng diện tích của các cửa hàng này đạt 272.000 m2 sàn toàn thành phố, tăng 5,1% so với quý trước (tức tháng 12/2017).
Dự kiến, các chuỗi cửa hàng tiện lợi tung ra thị trường sẽ tiếp tục gia tăng trong những quý còn lại của năm 2018 vì có sự xuất hiện của các "tay chơi" mới đầy tham vọng khai thác tiềm năng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Đại siêu thị Co.op Extra. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy, thương hiệu Vinmart đã và đang tiếp tục kế hoạch mở thêm 3.000 cửa hàng khắp Việt Nam trong những năm tới; GS25 - một chuỗi cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc đã vào thị trường Việt Nam và đang tham vọng mở hơn 2.500 cửa hàng khắp cả nước trong 10 năm tới.
Còn với số lượng gần 300 cửa hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bách Hoá Xanh đang dần hiện thực hóa chiến lược chiếm vị trí nằm trong top dẫn đầu ở lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng ở thị trường lớn nhất cả nước.
Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Tổng giám đốc Saigon Co.op cho biết, dự kiến trong năm 2018, Saigon Co.op sẽ đầu tư phát triển 19 Co.opmart, 2 Co.opXtra, 170 Co.op Food, 150 Co.opSmile, 50 cửa hàng tiện lợi Cheers, 1 Co.opmart phân khúc cao (Finelife), kết nối đa phương tiện với các hình thức mua sắm khác. Đây là một trong những chiến lược phát triển mới của Saigon Co.op, bên cạnh việc tập trung vào lĩnh vực hàng hóa và logistics, xây dựng lộ trình chuyển đổi phù hợp… để hướng đến trở thành Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2025.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong nước vẫn đang chiếm ưu thế về điểm bán đối với loại hình siêu thị và cửa hàng tiện lợi với tỷ trọng lần lượt là 79% và khoảng 70%.
Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù vẫn đang chiếm tỷ trọng cao tại loại hình trung tâm thương mại (53,66%). Tuy nhiên, trong thời gian tới dự kiến khi Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (Satra) đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại tại quận 6 và huyện Củ Chi thì tỷ trọng sẽ theo xu hướng cân bằng giữa hệ thống trong nước và có yếu tố nước ngoài.
Tăng tốc hội nhập
Thống kê của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, tính hết quý 1/2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố đạt 255.769,1 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thương nghiệp có doanh thu bán lẻ ước tính đạt 166.361,9 tỷ đồng, chiếm 65% trong tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Còn dịch vụ lưu trú và ăn uống có doanh thu ước tính đạt 27.095,5 tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước; du lịch là 4.919,9 tỷ đồng (tăng 32,3%).
Hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm tại hệ thống Co.op mart (Saigon Co.op). Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực thương mại dịch vụ trong quý 1/2018 cũng có mức tăng 7,98%; xấp xỉ so với mức tăng 7,96% cùng kỳ năm trước, là nơi có nhiều hoạt động kinh doanh sôi nổi, thu hút đa dạng dự án của nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, tạo nên không khí sôi động và cạnh tranh quyết liệt, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Một số ngành dịch vụ có mức tăng khá như vận tải kho bãi 9,05%; tài chính ngân hàng 9,86%; kinh doanh bất động sản 9,28%...
Ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thị trường bán lẻ thành phố đã phát triển mạnh mẽ với nhiều kênh thương mại hiện đại ngày càng trở nên phổ biến, tạo nhiều điểm mua sắm đa dạng cho người dân thành phố. Cùng với đó, việc tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã có nhiều tác động đến thị trường bán lẻ Việt Nam như tăng khối lượng trao đổi thương mại với các nước.
Đây cũng là cầu nối cho hàng hóa xuất nhập khẩu thâm nhập vào thị trường nội địa làm thay đổi cơ cấu sản phẩm, mang lại nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng Việt Nam.
Điển hình, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đang chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt từ ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU… vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã phong phú hơn sẽ trực tiếp cạnh tranh, tác động mạnh mẽ đến thị trường bán lẻ trong nước.
Người tiêu dùng mua sắm tại đại siêu thị Co.op Extra. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Một số báo cáo của các công ty nghiên cứu khảo sát thị trường cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể đạt doanh thu lên đến 180 tỷ USD; trong đó, với tỷ lệ khoảng 60% người tiêu dùng trẻ trong tổng dân số hơn 93 triệu người, có thu nhập ngày càng cao là động lực thúc đẩy nhu cầu mua sắm tăng theo.
Năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đã cán mốc khoảng 129 tỷ USD, tăng khoảng 11% so với năm trước và mức này được đánh giá là khá cao so với mức chung của khu vực Đông Nam Á. Dựa trên nền tảng này, các chuyên gia dự báo trong thời gian tới, để đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, thị trường bán lẻ Việt nam sẽ tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Đánh giá năm 2018 là giai đoạn có nhiều thách thức đối với doanh nghiệp nội địa khi nhiều FTA mà Việt Nam tham gia có hiệu lực, không ít mặt hàng nhập khẩu có thuế xuất cắt giảm xuống còn 0% - 5%.
Nhận định về vấn đề trên, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thị trường rất rộng lớn và cơ hội thành công rất nhiều, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp làm cách nào để khai thác hiệu quả.
Trên thực tế, năm 2017 là năm mà các nhà bán lẻ trong và ngoài nước chủ yếu định vị thương hiệu và đầu tư củng cố điểm bán. Bước sang năm 2018 xu hướng này không chỉ đượ tiếp tục mà sẽ là năm bùng nổ của bán lẻ hiện đại trên cơ sở các điểm bán hoàn thiện và đi vào hoạt động.
Đây cũng là nguyên nhân thị trường bán lẻ Việt Nam không chỉ đã và đang đón nhận sự gia nhập của không chỉ các nhà bán lẻ ngoại mà còn không ít nhãn hàng quốc tế.
Điều này, vừa cho thấy sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam, nhưng đồng thời cũng chỉ ra trong khoảng 3 năm tới, sự cạnh tranh trên thị trường bán lẻ tại Việt Nam sẽ cao hơn thời điểm hiện nay và giai đoạn trước.
Riêng doanh nghiệp cần tăng tốc chuẩn bị sẵn sàng cho sân chơi hội nhập với sự phát triển của những mô hình bán lẻ mới trong xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số./.
Mỹ Phương
Bài 3: Đi đầu trong làn sóng phát triển thương mại điện tử
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN