Yên Bái chuyển đổi số sâu rộng, thực chất

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình và chất lượng công tác chuyển đổi số, tạo tiền đề nâng cao hiệu quả ứng dụng xây dựng đô thị hiện đại và nông thôn mới thông minh; giúp cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843323.jpg
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Yên (Yên Bái) cài đặt ứng dụng Mobile Banking cho người dân. Ảnh: TTXVN

Nâng cao chất lượng toàn diện

Nhận thức chuyển đổi số là giải pháp đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Yên Bái đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng và lộ trình thực hiện của từng địa phương, đơn vị cho từng năm, từng giai đoạn. Tỉnh đầu tư thỏa đáng, đồng bộ theo hướng hiện đại cho cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ chuyển đổi số, đảm bảo cho chính quyền số, kinh tế số và xã hội số chuyển biến mạnh mẽ, sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các nền tảng dùng chung đạt hiệu quả cao nhất. Trước hết là thúc đẩy ứng dụng các công nghệ số vào hoạt động phục vụ chỉ đạo, điều hành, quản lý của cơ quan nhà nước.

Đến nay, toàn tỉnh có 95% thôn, bản, tổ dân phố có đường truyền Internet băng rộng cố định; 80% nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố có Internet; 100% thôn, bản được phủ sóng di động 4G, có 32 trạm phát sóng di động 5G được lắp đặt. Bước đầu ứng dụng thành công công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain, IoT, điện toán đám mây… vào xây dựng và khai thác các nền tảng dùng chung, nền tảng đặc trưng của tỉnh.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843332.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Ngô Hạnh Phúc thăm gian hàng chuyển đổi số của VNPT Yên Bái. Ảnh: TTXVN phát

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là cuộc cách mạng của cả hệ thống chính trị. Toàn thể cán bộ công chức, viên chức cần chủ động nâng cao nhận thức, hành động và trình độ để đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số. Tỉnh khuyến khích, huy động cộng đồng doanh nghiệp và người dân tham gia chuyển đổi số theo phương châm "Toàn dân, toàn diện”.

Sau nhiều nỗ lực, chỉ số chuyển đổi số (DTI) của Yên Bái đã vươn lên đứng thứ 15 cả nước; cổng dịch vụ công tỉnh được đánh giá, xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố; 100% giao dịch trên Cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã được xác thực điện tử; 100% thủ tục hành chính có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Đô thị văn minh, hiện đại

Là điểm sáng chuyển đổi số của tỉnh Yên Bái, thành phố Yên Bái xác định lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là động lực trong chuyển đổi số với nhiều cách làm linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh việc đầu tư thỏa đáng nâng cấp hạ tầng, thúc đẩy ứng dụng toàn diện công nghệ số, thành phố tập trung tổ chức tập huấn, hướng dẫn nhân dân tích cực nâng cao hiểu biết, kỹ năng ứng dụng công nghệ số.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843325-1.jpg
Khách hàng quét mã truy xuất sản phẩm OCOP tại Hội chợ hàng tiêu dùngở thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái). Ảnh: TTXVN phát

Người dân được hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng ứng dụng VNeID trong thực hiện các thủ tục trên cổng dịch vụ công quốc gia, nhất là sử dụng các ứng dụng số trong các giao dịch hành chính, thanh toán trực tuyến, như: Sổ tay đảng viên điện tử; nộp thuế phi nông nghiệp và các loại thuế khác qua ứng dụng Etax Mobile... Ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND thành phố Yên Bái cho biết, đến nay, toàn thành phố đã cấp và kích hoạt trên 92 nghìn tài khoản định danh điện tử. Nhờ vậy mà gần 90% người dân trưởng thành sử dụng thanh toán điện tử, trên 85% hộ gia đình thanh toán tiền điện, tiền nước không dùng tiền mặt; tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet băng rộng đạt 95% và 96% người dân sử dụng thiết bị di động thông minh; 100% hộ kinh doanh được trang bị mã QR code để thực hiện giao dịch.

Trong lĩnh vực y tế, hồ sơ sức khỏe điện tử và áp dụng các dịch vụ số như: Đặt lịch xét nghiệm tại nhà; bản đồ xe cứu thương; tiêm chủng trực tuyến; vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa…Có 88% người dân đến tuổi trưởng thành được cài đặt và sử dụng app "Sổ sức khỏe điện tử". Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh cũng đã số hóa 100% hồ sơ học sinh, 100% học phí tại các trường được thu không dùng tiền mặt; ứng dụng phần mềm vnEdu và các công cụ trực tuyến như: Zoom, Teams và Google Meet để quản lý dạy và học.

Thành phố Yên Bái đang đầu tư hoàn thiện xây dựng mô hình chuyển đổi số cho 3 phường với các cấp độ khác nhau, đó là phường chuyển đổi số, phường chuyển đổi số nâng cao và phường thông minh; tiếp tục triển khai hiệu quả mô hình "chợ 4.0" không dùng tiền mặt tại tất cả các chợ trên địa bàn. Thành phố hướng đến mục tiêu hết năm 2025, tăng tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên 45% và ít nhất đạt 86% công dân trong độ tuổi lao động là công dân số.

Nông thôn mới thông minh

Để xây dựng thôn thông minh, tỉnh Yên Bái đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hiệu quả, phù hợp với thực tế. Nhiều nông sản của nông dân đã được giới thiệu, quảng bá, giao dịch mua bán qua sàn thương mại điện tử, giúp kích cầu tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Hiện tại, mạng Wifi được lắp đặt miễn phí ở 100% các điểm công cộng; gắn mã vạch và mã địa chỉ trên nền tảng bản đồ số cho các tổ chức, hộ dân tới 100% thôn, bản toàn tỉnh.

potal-yen-bai-tien-hanh-chuyen-doi-so-sau-rong-thuc-chat-7843324.jpg
Đoàn Thanh niên tỉnh Yên Bái đi đầu trong việc sử dụng ứng dụng "Sổ tay đảng viên điện tử". Ảnh: TTXVN phát

Ông Lê Trí Hà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho rằng, việc xây dựng những mô hình thôn, xã thông minh đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn tỉnh. Ứng dụng chuyển đổi số phủ khắp mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng nông thôn Yên Bái, mang lại những giá trị thực chất, nhiều tiện ích cho người nông dân.

Nhiều mô hình hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính, thanh toán không dùng tiền mặt, tiểu biểu như duy trì Tổ chuyển đổi số cộng đồng để triển khai tới từng thôn bản, từng hộ kinh doanh. Điều đó đã giúp tăng cường quản lý hành chính và thuận tiện cho người dân từng bước xây dựng nông thôn thông minh. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động đăng ký và cấp mã số vùng trồng được triển khai đồng bộ, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ tham gia hội chợ, xúc tiến thương mại và đưa gần 200 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử; triển khai mô hình "chợ 4.0” trên toàn địa bàn nông thôn đạt hiệu quả cao.

Với quyết tâm cao, nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng và phạm vi, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng, mang lợi ích thiết thực phục vụ người dân, góp phần quan trọng để Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng "Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.

Tiến Khánh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Thanh Hóa khẩn trương khắc phục sự cố vỡ bờ kênh sông Mơ

Ngày 6/2, theo thông tin từ UBND thành phố Thanh Hóa, liên quan đến sự cố bờ kênh sông Mơ thuộc hệ thống sông nhà Lê, đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40m, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Quảng Nam: Phòng, chống sốt phát ban lan rộng

Trước tình trạng sốt phát ban diễn biến phức tạp ở xã Trà Leng, huyện miền núi Nam Trà My, đại diện lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với lực lượng y tế huyện phun hóa chất vệ sinh môi trường, khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc với người bệnh, đẩy mạnh diệt muỗi và hạn chế tiếp cận các động vật truyền bệnh…

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Chung tay giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có nhà mới khang trang

Ngày 6/2, tỉnh Hậu Giang ổ chức Lễ khởi công Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại thành phố Vĩ Thanh và các huyện Long Mỹ, Châu Thành và Châu Thành A. Bốn địa phương còn lại gồm: thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy và huyện Phụng Hiệp sẽ khởi công vào ngày 7/2.

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Bà Rịa-Vũng Tàu chủ động ứng phó với sự cố cháy rừng trong mùa khô

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang bước vào cao điểm mùa khô, thời tiết nắng nóng, hanh khô tiềm ẩn rất cao nguy cơ cháy rừng. Để chủ động công tác phòng cháy chữa cháy rừng, lực lượng kiểm lâm, chủ rừng đã chủ động phối hợp với các địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp, nhất là tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cao.

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Vượt núi vào bản “gọi” học trò đi học trở lại ở Nghệ An

Duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là vấn đề mà nhiều trường học vùng cao ở Nghệ An trăn trở. Để khắc phục tình trạng này, nhiều giáo viên đã băng đồi, vượt núi vào bản vận động học sinh đến trường.

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ “ý Đảng - lòng dân” đến những buôn làng Gia Lai bình yên và khởi sắc

Từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, buôn làng ở Gia Lai ngày một bình yên và khởi sắc. Những ngôi làng đìu hiu nay khang trang, sạch đẹp hơn; những ngôi nhà cũ kỹ, dột nát được tu sửa, làm mới; điện - đường - trường - trạm được đầu tư xây dựng bài bản. Đặc biệt, từ “ý Đảng” đã làm thay đổi nếp nghĩ cũ, hình thành cách làm mới, nhất là trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. “Lòng dân” cũng được xây dựng vững chắc qua những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước.

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Thời tiết ngày 5/2/2025: Nhiều vùng biển có gió mạnh, sóng cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có sương mù, trời rét về đêm và sáng sớm; riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại với nhiệt độ dưới 9 độ C. Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Thanh Hóa: Sạt lở nghiêm trọng tại bờ sông nhà Lê

Chiều 4/2, bờ sông nhà Lê (đoạn chảy qua thôn Đoài Đông, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) xuất hiện tình trạng sạt lở nghiêm trọng với chiều dài khoảng 40 mét, gây ảnh hưởng đến đất đai và tài sản của người dân sống quanh khu vực.

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế biến động khó lường

Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tháng 2/2025, ở Đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến việc lấy nước của các công trình thủy lợi cách biển 45 - 65 km trong các kỳ triều cường. Xâm nhập mặn có xu thế biến động khó lường, các địa phương cần đề phòng các tình huống gia tăng đột xuất trong các đợt triều cường.

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Xuân về trên những ngôi nhà liền kề chốt dân quân biên giới ở Long An

Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh khu vực biên giới, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng điểm dân cư liền kề chốt dân quân biên giới” giai đoạn 2019-2025 tại 3 tỉnh, trong đó có tỉnh Long An. Đề án nhằm hiện thực hóa phương châm "mỗi người dân là cột mốc bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới".

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ, tặng quà Tết

Ngày 3/2, thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho hay, quán triệt Chỉ thị của Ban Bí thư và của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo tất cả người dân được đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, khí thế, động lực mới, Bộ xác định thực hiện phương châm “Ai ai cũng có Tết, nhà nhà đều có Tết”. Trong Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đã có trên 1,48 triệu lượt hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ, tặng quà Tết với tổng trị giá trên 786 tỷ đồng.

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Sắc Xuân ở vùng đất "3 biên" tỉnh Kon Tum

Ngọc Hồi là huyện vùng biên của tỉnh Kon Tum, có đường biên giới giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Những năm qua, chính quyền và người dân trong huyện đã chung tay, góp sức xây dựng vùng đất "3 biên" ngày một ổn định và phát triển. Người dân nơi đây đang quyết tâm để Ngọc Hồi sớm được công nhận là huyện đạt nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Kon Tum.

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Cuộc sống mới của đồng bào dân tộc Cống ở vùng biên Pa Thơm

Là đồng bào thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng cao Tây Bắc, người dân tộc Cống ở Điện Biên từng đối mặt với muôn vàn khó khăn nơi những bản làng xa xôi, giáp biên giới. Nhờ những chính sách hỗ trợ từ Đảng, Nhà nước và tinh thần vượt khó không ngừng, cuộc sống người dân nơi đây đã chuyển mình rõ nét. Bản làng giờ đây không chỉ khang trang mà còn thể hiện sự ấm no, đánh dấu hành trình vượt khó thành công của một trong những cộng đồng dân tộc rất ít người nơi miền biên viễn Tây Bắc.

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Kinh tế xứ Tuyên chờ "bứt phá"

Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Mặc dù, khó khăn phía trước đón đợi với mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn đạt trên 55.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trên 9%; GRDP bình quân đầu người đạt 65,76 triệu đồng/người/năm... nhưng tỉnh miền núi Tuyên Quang tự tin xác định vừa tăng tốc, bứt phá, thể chế hóa đầy đủ, kịp thời, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước vừa kiến tạo, huy động tối đa các nguồn lực, tạo không gian phát triển mới...

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h chiều nay 1/2

Giá xăng E5RON92: không cao hơn 20.391 đồng/lít (giảm 201 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành), thấp hơn xăng RON95-III 611 đồng/lít; xăng RON95-III: không cao hơn 21.002 đồng/lít (giảm 140 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành).

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

95 năm Ngày thành lập Đảng: Nơi chi bộ Đảng đầu tiên ra đời tại An Giang

Chi bộ Đảng xã Long Điền, Chợ Mới là chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên hồi ấy (nay là tỉnh An Giang) ra đời sau ngày Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập. Từ chi bộ Long Điền, ánh sáng cách mạng của Đảng nhanh chóng lan rộng. Nhiều chi bộ Đảng ở Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang) lần lượt ra đời, lãnh đạo nhân dân vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lễ khai chỉ tại Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN

Nô nức trẩy hội chùa Keo mùa Xuân

Ngày 1/2 (tức mùng 4 Tết), tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo, UBND xã Duy Nhất (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) tổ chức khai mạc Lễ hội chùa Keo mùa Xuân năm 2025.

Cống - âu thuyền Vàm Bà Lịch vận hành kiểm soát mặn phục vụ sản xuất và giao thông đường thủy. Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong những ngày đầu tháng 2

Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1-10/2, ngày 1/2, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên ở mức cao trong 2-3 ngày đầu tuần sau đó giảm dần vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 2/2024, riêng một số trạm ở Trà Vinh có độ mặn cao hơn.

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

95 năm Ngày thành lập Đảng: “Hạt giống đỏ” nảy mầm từ ghế nhà trường

Phát triển đảng viên trong trường học là đoàn viên ưu tú có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng và tăng cường sinh lực cho Đảng, nhằm mở rộng, tạo thêm môi trường rèn luyện, thi đua, phấn đấu cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà trường trung học phổ thông. Mặt khác, việc tăng số lượng đảng viên trẻ còn đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục của Đảng. Quán triệt tinh thần này, thời gian qua, nhiều trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã lựa chọn được nhiều “hạt giống đỏ” để đào tạo, bồi dưỡng kết nạp đảng cho học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.