Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Gia Lai phát triển cà phê đặc sản thay vì chỉ xuất khẩu thô

Hiện nay, Gia Lai sở hữu hơn 57.000 ha cà phê đạt các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest, Organic, chiếm trên 53% tổng diện tích cà phê của tỉnh. Thay vì dừng lại ở vai trò xuất khẩu nguyên liệu thô, Gia Lai đang dần hình thành hướng đi mới trong hành trình phát triển cà phê đặc sản, thông qua việc đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm, đồng hành cùng chính quyền và ngành nông nghiệp.

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Các "nữ tướng" đưa nông sản "xuất ngoại"

Tuy tuổi đời còn khá trẻ nhưng nhiều nữ doanh nhân đã đưa các sản phẩm nông sản Lâm Đồng "xuất ngoại", góp phần khẳng định giá trị và thương hiệu của đặc sản địa phương trên thị trường quốc tế.

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Chị Trương Thị Hân với hành trình xanh đưa sản phẩm cói truyền thống vươn xa

Bằng niềm đam mê với nghề cói xâu truyền thống, chị Trương Thị Hân – Giám đốc Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ cói xâu Thọ Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã vượt qua nhiều gian nan, thử thách để đưa những sản phẩm từ nguyên liệu quê hương ra thế giới. Các sản phẩm như túi, khay, giỏ đan bằng cói đã mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động.

Tây Ninh nâng tầm đặc sản OCOP, mở ra cơ hội xuất khẩu

Tây Ninh nâng tầm đặc sản OCOP, mở ra cơ hội xuất khẩu

Khi có sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) được công nhận 5 sao cấp quốc gia đầu tiên, Tây Ninh đã khẳng định được tiềm năng trong việc nâng tầm đặc sản địa phương. Không dừng lại ở đó, tỉnh cũng vừa công nhận thêm 6 sản phẩm OCOP 4 sao, càng cho thấy sự rõ nét về việc đầu tư nghiêm túc và chiến lược phát triển bền vững các sản phẩm của tỉnh. Những đặc sản địa phương không chỉ mang đậm dấu ấn vùng đất Tây Ninh mà còn sẵn sàng chinh phục thị trường rộng lớn, mở ra cơ hội xuất khẩu và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

"Tiếp sức" để đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước vươn lên phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đặc biệt là cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tại tỉnh Bình Phước, các hợp tác xã đang hoạt động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã và đang giúp cải thiện đời sống cho người dân nơi đây.

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng xuất khẩu container cà phê thành phẩm đầu tiên đến thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Đắk Lắk xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm MISS EDE đến Hoa Kỳ

Ngày 1/12, tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ xuất khẩu container cà phê rang xay thành phẩm đầu tiên của thương hiệu MISS EDE đến thị trường Hoa Kỳ.

Bến Tre xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ xuất khẩu

Bến Tre xây dựng vùng sản xuất dừa hữu cơ xuất khẩu

Theo UBND tỉnh Bến Tre, thời gian tới, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, địa phương và người dân trên địa bàn tiếp tục duy trì, mở rộng diện tích sản xuất dừa hữu cơ và xây dựng mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.

Sản phẩm OCOP hướng tới "xuất ngoại"

Sản phẩm OCOP hướng tới "xuất ngoại"

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới. Để phát triển sản phẩm OCOP bền vững, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho rằng, cần tiếp tục tăng cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối.

Lô hàng mật hoa dừa hữu cơ chuẩn bị xuất khẩu sang Úc. Ảnh: TTXVN phát

Trà Vinh lần dầu xuất khẩu chính ngạch mật hoa dừa hữu cơ sang Australia

Đặc sản mật hoa dừa hữu cơ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vinh FARM (Sokfarm), huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh chế biến, vừa được xuất khẩu thành công đơn hàng đầu tiên sang thị trường Australia. Đây là thị trường xuất khẩu chính ngạch thứ 5 đối với sản phẩm mật hoa dừa của tỉnh Trà Vinh.

Kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) tăng 205%

Kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) tăng 205%

Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan tỉnh Lào Cai) cho biết, dù số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành - Lào Cai năm 2023 giảm so với năm trước nhưng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu này lại tăng trên 200%, đặc biệt mặt hàng sầu riêng đã có sự tăng đột biến, chiếm 50% tổng trị giá hàng xuất khẩu qua địa bàn.
Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Hoà Bình xuất khẩu 48 tấn bưởi Diễn đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

Ngày 5/12, tại huyện Lương Sơn (Hòa Bình), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, UBND huyện Lương Sơn, UBND huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần Nông nghiệp RYB tổ chức xuất khẩu chuyến bưởi Diễn đầu tiên với số lượng 16 tấn, trong 3 lô đơn hàng 48 tấn bưởi sang thị trường Hoa Kỳ.
Lần đầu tiên nước uống Mật hoa dừa tươi xuất khẩu sang Mỹ

Lần đầu tiên nước uống Mật hoa dừa tươi xuất khẩu sang Mỹ

Ngày 25/10, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trà Vinh FARM (Sokfarm), huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty cổ phần Quốc tế LNS (LNS International Corporation) và các đơn vị liên quan đã xuất khẩu thành công đơn hàng gần 20.000 chai nước uống Mật hoa dừa tươi (250 ml/chai) mang tên “Đặc sản Trà Vinh” sang Mỹ. Đây là đơn hàng đầu tiên Sokfarm xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Mỹ.
Đồng Tháp có nhiều mô hình, dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu

Đồng Tháp có nhiều mô hình, dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp có nhiều mô hình dự án sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu, như mô hình liên kết lúa theo chuỗi giá trị lúa gạo; mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; mô hình cánh đồng mẫu ở huyện Tháp Mười; dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long (TRVC)"...
Bưởi da xanh Bến Tre của Việt Nam đã có mặt tại siêu thị ở Mỹ. Ảnh: TTXVN

Sản phẩm hợp tác xã đã bắt nhịp thị trường xuất khẩu

Có thể khẳng định, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu vẫn gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất nhưng không ít hợp tác xã vẫn ký được hợp đồng với đối tác nước ngoài. Điều này cho thấy sự chủ động của các hợp tác xã để thích ứng và có kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Thanh Hóa phát triển vùng chè nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu

Thanh Hóa phát triển vùng chè nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu

Xác định chè là một trong những cây trồng truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai Đề án “Phát triển vùng chè nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu trên địa bàn huyện Như Xuân giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030". Theo đó, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực góp phần xóa đói, giảm nghèo, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân vùng cao.
Năm 2025, cơ bản diện tích cây ăn quả đặc sản Tiền Giang sẽ được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu

Năm 2025, cơ bản diện tích cây ăn quả đặc sản Tiền Giang sẽ được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu

Tỉnh Tiền Giang đang phấn đấu đến năm 2025, cơ bản diện tích cây ăn quả đặc sản được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu. Đây là một trong những mục tiêu của địa phương. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn cho biết, toàn tỉnh hiện có gần 83.000 ha vườn trồng cây ăn quả cho sản lượng mỗi năm khoảng 1,6 triệu tấn trái cây với nhiều đặc sản có giá trị xuất khẩu cao như sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc, thanh long....
Hợp tác xã nông nghiệp Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đánh giá vườn cây và đánh giá tỷ lệ trái sầu riêng đủ tuổi để quyết định thời điểm thu hoạch. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng và cơ sở đóng gói ở Đắk Lắk

Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiêm túc thực hiện kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu rau quả khởi sắc

Xuất khẩu rau quả khởi sắc

Sau nhiều biến động thị trường trong quý I/2023, sang quý II/2023, xuất khẩu rau quả khởi sắc rõ rệt. Điều này tạo nên niềm vui và động lực cho toàn ngành rau quả nói riêng, xuất khẩu nông sản nói chung.
Một cơ sở sơ chế sầu riêng xuất khẩu ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

Phát triển bền vững cây ăn trái xuất khẩu ở Tây Nguyên (Bài cuối)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp vùng Tây Nguyên tiếp cận và tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới. Cơ hội từ các Hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP và EVFTA giúp thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Để phát triển chanh leo thành cây “triệu đô”, tỉnh Gia Lại chú trọng sản xuất giống chanh leo đạt chuẩn. Ảnh tư liệu: Quang Thái – TTXVN

Phát triển bền vững cây ăn trái xuất khẩu ở Tây Nguyên (Bài 2)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp vùng Tây Nguyên tiếp cận và tham gia sâu rộng vào thị trường thế giới. Cơ hội từ các Hiệp định thương mại, nhất là các hiệp định thương mại thế hệ mới như CPTPP và EVFTA giúp thúc đẩy các dòng thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
Biết nắm giữ "Tài sản" mã số vùng trồng

Biết nắm giữ "Tài sản" mã số vùng trồng

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn ảm đạm với tăng trưởng âm. Trong khi đó, nhóm rau quả vẫn có được sự tăng trưởng khá với mức hai con số. Cùng với việc mở cửa thị trường cho các sản phẩm mới thì việc tập trung xây dựng nhiều mã số vùng trồng mới, nâng cao chất lượng mã đã có là hướng đi quan trọng để cơ hội xuất khẩu rộng mở hơn, tận dụng thời cơ thị trường.
Trồng ngải cứu xuất khẩu cho giá trị cao

Trồng ngải cứu xuất khẩu cho giá trị cao

Với 7 ha trồng ngải cứu, gia đình anh Phạm Tiến Dũng ở xã Nghĩa Đồng (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) mới chỉ đáp ứng một nửa nhu cầu của đối tác trong và ngoài nước.
Vụ khoai lang 2023 được giá nhờ xuất khẩu chính ngạch. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Gia Lai hướng tới xuất khẩu chính ngạch sản phẩm khoai lang

Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 5.000 ha khoai lang, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Thiện, Ia Pa, Krông Pa, Chư Sê, Chư Pưh, Đăk Đoa, Ia Grai, Chư Prông, Mang Yang. Thời điểm này đang bước vào cuối vụ thu hoạch, giá khoai lang đang tăng cao, người dân phấn khởi với mùa bội thu.