Hàng năm, lượng khách, doanh thu từ hoạt động du lịch không ngừng tăng; cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội được tập trung đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư và du khách tiếp cận các vùng quy hoạch du lịch của địa phương. Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, cùng với việc phát huy các sản phẩm du du lịch hiện có thì việc tìm hướng đi mới để phát triển sản phẩm du lịch là vấn đề rất cần thiết của ngành du lịch xứ dừa Bến Tre.
Đa dạng các loại hình du lịch
Bến Tre với thế mạnh của vùng sông nước, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành, cộng đồng dân cư hiền hòa, hiếu khách, nơi “địa linh - nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng. Đây là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi đến với quê hương Đồng Khởi Bến Tre.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành, Tỉnh ủy Bến Tre đã có chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu là phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó phát triển du lịch cộng đồng và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần đưa du lịch Bến Tre ngày càng phát triển.
Tỉnh Bến Tre đang triển khai xây dựng và phát triển đa dạng sản phẩm từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn như: Du lịch thưởng ngoạn, trải nghiệm cảnh quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn dừa xen ca cao, xen bưởi da xanh. Tỉnh tập trung xây dựng các mô hình du lịch sinh thái ở các xã ven sông Tiền, Cồn Phụng, Cồn Quy, Châu Thành, tạo thành cụm du lịch liên hoàn với các điểm, có những đặc trưng chung nhưng khác biệt về chất lượng dịch vụ như tạo điểm tham quan ẩm thực đồng quê chất lượng cao, điểm nghỉ dưỡng, homestay cao cấp phục vụ du khách.
Ông Phan Văn Thông - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Thương mại Cồn Phụng, huyện Châu Thành (Bến Tre) cho rằng, du lịch sông nước miệt vườn, làng quê là sản phẩm được nhiều du khách ưa chuộng như: tham quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, đò chèo, xe ngựa, xe đạp, tát mương bắt cá; tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống như lò gạch, dệt chiếu, sản xuất hoa kiểng, cửa hàng đặc sản Bến Tre...
Bên cạnh đó, ngành Du lịch còn hoàn thiện xây dựng mô hình homestay cao cấp ở các xã phía Nam thành phố Bến Tre, gắn với khai thác tham quan vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công mỹ nghệ, vườn dừa; chú trọng phát triển loại hình du lịch tham quan các di tích văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh. Cụ thể, tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hai khu di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu và Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, tập trung khai thác du lịch biển Cồn Bửng gắn với Di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre.
Đến nay, Bến Tre có 72 điểm du lịch, trên 2.000 phòng lưu trú đạt chuẩn. Ngoài ra, còn có 64 đò máy vận chuyển khách du lịch với gần 1.600 chỗ ngồi, 73 đò chèo và 54 xe ngựa. Hàng năm, địa phương đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm trên 43%; doanh thu du lịch tăng trưởng 22%/năm. Ngành du lịch Bến Tre đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, tiêu thụ tại chỗ sản phẩm hàng hóa của người dân, góp phần chuyển đổi bộ mặt văn hóa nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Mặc dù tốc độ tăng trưởng về lượng khách và doanh thu từ du lịch tương đối cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của xứ dừa Bến Tre. Trong đó, vấn đề thời gian lưu trú của khách và việc thu hút khách quay trở lại hiện đang là vấn đề quan trọng đặt ra đối với du lịch tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung.
Nguyên nhân tác động trực tiếp là sản phẩm du lịch lịch còn trùng lắp, chất lượng thấp và sức cạnh tranh hạn chế, chưa mang tính đặc trưng, nổi trội và độc đáo. Đơn cử như loại hình du lịch tham quan miệt vườn sông nước, xem biểu diễn đờn ca tài tử, tát mương bắt cá… có thể dễ dàng bắt gặp ở hầu hết các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ. Điều này cho thấy, việc xây dựng các sản phẩm du lịch còn mang tính chủ quan, tự phát, dựa vào tài nguyên sẵn có của địa phương, thiếu sự đầu tư và chưa khai thác hiệu quả thế mạnh đặc thù tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, văn hóa và con người Bến Tre. Do vậy, vấn đề đặt ra là bên cạnh những giải pháp quan trọng để phát triển du lịch thì việc cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, phát triển bền vững không thể không nói đến việc xây dựng và phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, nhất là việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù mang tính độc đáo, riêng biệt của Bến Tre - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, sản phẩm du lịch Bến Tre rất cần tạo nên sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng gắn liền với các dòng sản phẩm du lịch. Hiện nay, Bến Tre đang triển khai chương trình phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh đến năm 2020. Theo đó, chương trình gồm xây dựng 8 cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; xây dựng 4 cơ sở kỹ thuật ngành du lịch và xây dựng các sản phẩm đặc thù như du lịch sinh thái, khai thác du lịch biển… Tổng vốn đầu tư là 1.159 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước chiếm 37,1%, còn lại là xã hội hóa.
Theo ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, tỉnh xác định một số loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; khai thác di tích văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc tại Bến Tre; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách đến nghỉ trong nhà dân gắn với tham quan làng nghề; du lịch biển hệ sinh thái rừng ngập nước; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; du lịch thương mại công vụ. Ngoài ra, Bến Tre coi trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch với người dân để sản phẩm đó mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, ngoài việc kết hợp khai thác loại hình di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên thì việc gia tăng số lượng, loại hình dịch vụ trong cùng một sản phẩm du lịch cũng là một trong những yếu tố then chốt để làm nên sản phẩm mang tính đặc trưng.
Tỉnh Bến Tre phấn đấu đến năm 2020, đón từ 1,8 - 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 45% là khách quốc tế; tổng lượt khách du lịch tăng 12-15%/năm. Đến năm 2030, Bến Tre đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Để đạt mục tiêu đề ra, Bến Tre ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng ở các điểm, khu du lịch đã được quy hoạch; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển du lịch, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn để thu hút khách, nhất là du khách quốc tế. Tỉnh cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cùng với đó, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch, đầu tư du lịch; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch đồng bộ; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; tập trung công tác đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, tỉnh Bến Tre tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch xứ dừa.
Công ty Dừa Cửu Long đã làm ra nhiều sản phẩm từ nguyên liệu dừa như: Tinh dầu dừa, kem dưỡng da, son môi…được nhiều khách hàng ưa chuộng |
Bến Tre với thế mạnh của vùng sông nước, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, sản vật phong phú, môi trường sinh thái trong lành, cộng đồng dân cư hiền hòa, hiếu khách, nơi “địa linh - nhân kiệt” với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng. Đây là những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách khi đến với quê hương Đồng Khởi Bến Tre.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Hữu Phước cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành, Tỉnh ủy Bến Tre đã có chương trình hành động về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mục tiêu là phát triển đa dạng các loại hình du lịch, trong đó phát triển du lịch cộng đồng và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù được xem là một trong những giải pháp trọng tâm góp phần đưa du lịch Bến Tre ngày càng phát triển.
Hiện công ty thu hút gần 200 lao động có việc làm liên tục, ổn định (chủ yếu lao động nữ) với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN |
Tỉnh Bến Tre đang triển khai xây dựng và phát triển đa dạng sản phẩm từ du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn như: Du lịch thưởng ngoạn, trải nghiệm cảnh quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn dừa xen ca cao, xen bưởi da xanh. Tỉnh tập trung xây dựng các mô hình du lịch sinh thái ở các xã ven sông Tiền, Cồn Phụng, Cồn Quy, Châu Thành, tạo thành cụm du lịch liên hoàn với các điểm, có những đặc trưng chung nhưng khác biệt về chất lượng dịch vụ như tạo điểm tham quan ẩm thực đồng quê chất lượng cao, điểm nghỉ dưỡng, homestay cao cấp phục vụ du khách.
Ông Phan Văn Thông - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Thương mại Cồn Phụng, huyện Châu Thành (Bến Tre) cho rằng, du lịch sông nước miệt vườn, làng quê là sản phẩm được nhiều du khách ưa chuộng như: tham quan sông nước, vườn cây ăn trái, vườn hoa kiểng, trại cây giống, đò chèo, xe ngựa, xe đạp, tát mương bắt cá; tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, cơ sở sản xuất, các làng nghề truyền thống như lò gạch, dệt chiếu, sản xuất hoa kiểng, cửa hàng đặc sản Bến Tre...
Bà Trương Thị Cẩm Hồng, giám đốc Công ty Dừa Cửu Long (đứng thứ hai bên phải) hướng dẫn kỹ thuật viên kiểm tra sản phẩm sau đóng gói. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN |
Bên cạnh đó, ngành Du lịch còn hoàn thiện xây dựng mô hình homestay cao cấp ở các xã phía Nam thành phố Bến Tre, gắn với khai thác tham quan vườn cây ăn trái, làng nghề thủ công mỹ nghệ, vườn dừa; chú trọng phát triển loại hình du lịch tham quan các di tích văn hóa - lịch sử, du lịch tâm linh. Cụ thể, tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hai khu di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Di tích Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu và Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre, Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, tập trung khai thác du lịch biển Cồn Bửng gắn với Di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre.
Đến nay, Bến Tre có 72 điểm du lịch, trên 2.000 phòng lưu trú đạt chuẩn. Ngoài ra, còn có 64 đò máy vận chuyển khách du lịch với gần 1.600 chỗ ngồi, 73 đò chèo và 54 xe ngựa. Hàng năm, địa phương đón khoảng 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm trên 43%; doanh thu du lịch tăng trưởng 22%/năm. Ngành du lịch Bến Tre đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, tiêu thụ tại chỗ sản phẩm hàng hóa của người dân, góp phần chuyển đổi bộ mặt văn hóa nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân.
Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù
Mặc dù tốc độ tăng trưởng về lượng khách và doanh thu từ du lịch tương đối cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế về phát triển du lịch của xứ dừa Bến Tre. Trong đó, vấn đề thời gian lưu trú của khách và việc thu hút khách quay trở lại hiện đang là vấn đề quan trọng đặt ra đối với du lịch tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh, thành phố nói chung.
Tiết mục múa hát "Dâng dừa mừng ngày bội thu" tại đêm khai mạc Lễ hội dừa Bến Tre. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Từ thực tế trên, sản phẩm du lịch Bến Tre rất cần tạo nên sự khác biệt để đáp ứng nhu cầu khám phá, trải nghiệm của khách du lịch, phù hợp với từng thị trường, trên cơ sở khai thác hiệu quả các tiềm năng gắn liền với các dòng sản phẩm du lịch. Hiện nay, Bến Tre đang triển khai chương trình phát triển hạ tầng và sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh đến năm 2020. Theo đó, chương trình gồm xây dựng 8 cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch; xây dựng 4 cơ sở kỹ thuật ngành du lịch và xây dựng các sản phẩm đặc thù như du lịch sinh thái, khai thác du lịch biển… Tổng vốn đầu tư là 1.159 tỷ đồng; trong đó ngân sách nhà nước chiếm 37,1%, còn lại là xã hội hóa.
Các sản phẩm tranh trên gáo dừa của các thí sinh. Ảnh: Thanh Vũ-TTXVN |
Theo ông Trần Duy Phương - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, tỉnh xác định một số loại hình du lịch đặc thù như: Du lịch sinh thái sông nước miệt vườn; khai thác di tích văn hóa, lịch sử, công trình kiến trúc tại Bến Tre; du lịch tâm linh; du lịch cộng đồng với mô hình khách đến nghỉ trong nhà dân gắn với tham quan làng nghề; du lịch biển hệ sinh thái rừng ngập nước; du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí; du lịch thương mại công vụ. Ngoài ra, Bến Tre coi trọng việc gắn kết sản phẩm du lịch với người dân để sản phẩm đó mang nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, ngoài việc kết hợp khai thác loại hình di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên thì việc gia tăng số lượng, loại hình dịch vụ trong cùng một sản phẩm du lịch cũng là một trong những yếu tố then chốt để làm nên sản phẩm mang tính đặc trưng.
Tỉnh Bến Tre phấn đấu đến năm 2020, đón từ 1,8 - 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 45% là khách quốc tế; tổng lượt khách du lịch tăng 12-15%/năm. Đến năm 2030, Bến Tre đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Con đồi mồi bằng gáo dừa lớn nhất (2,3m x 1,7m). Ảnh: Văn Trí - TTXVN |
Công Trí