Đề án xây dựng xã đảo Tam Hải thành khu du lịch biển đảo và vùng đệm sinh thái môi trường nhấn mạnh ở ba nội dung: bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, nhân rộng mô hình rừng ngập mặn, khuyến khích phục hồi, trồng mới các vườn dừa, tạo thương hiệu đảo dừa Tam Hải, bảo tồn các khu vực rừng phòng hộ ven biển; đa dạng hóa các hoạt động du lịch, trong đó đáp ứng nhu cầu dịch vụ về lưu trú nghĩ dưỡng với Homestay, khách sạn, resort ven biển; phát huy tính cộng đồng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống với việc tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động lễ hội như Khu mộ Cá Ông, Lễ hội Cầu ngư, bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống như chài lưới, làm muối, chuốt xơ dừa… Đồng thời, kết nối các điểm di tích, du lịch, các phân khu dân cư, khu vui chơi giải trí, tắm biển với hệ thống thoát nước, xử lý nước, rác thải đảm bảo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững.
Các nhà khoa học khuyến cáo, để xây dựng xã đảo Tam Hải trở thành khu du lịch biển đảo và vùng đệm điểm sinh thái môi trường, tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Núi Thành nói riêng phải tính toán đến tính khả thi của hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nhằm khai thác tối ưu sự phối hợp hỗ trợ giữa các loại hình giao thông vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ du lịch. Người dân phải được hưởng lợi trực tiếp và bền vững trong quá trình xây dựng Tam Hải thành khu du lịch biển đảo.
Xã đảoTam Hải có diện tích hơn 1.500 ha, trong đó có hơn 50% là diện tích mặt nước, dân số hiện nay hơn 7.800 người với hơn 80% dân số sông bằng nghề khai thác, chế biến thủy sản. Để xây dựng xã đảo Tam Hải thành khu du lịch biển đảo và vùng đệm sinh thái môi trường, Quảng Nam đã mời các nhà khoa học đến từ Viện địa chất Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy chuyên ngành địa chất tại các trường đại học trên cả nước tìm hiểu thực tế và xây dựng hồ sơ khoa học để đưa xã đảo Tam Hải tham gia vào mạng lưới Công viên địa chất quốc gia, Công viên địa chất toàn cầu.
Các nhà khoa học thống nhất cho rằng, xã đảo Tam Hải và một số địa điểm lân cận khu vực này xứng đáng trở thành di sản địa chất ở tầm cỡ thế giới. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo nền móng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo một cách bền vững./.
Vẻ đẹp của ghềnh đá Bàn Than, thuộc xã đảo Tam Hải, huyện Núi Thành. Ảnh : Đỗ Trưởng/TTXVN |
Xã đảoTam Hải có diện tích hơn 1.500 ha, trong đó có hơn 50% là diện tích mặt nước, dân số hiện nay hơn 7.800 người với hơn 80% dân số sông bằng nghề khai thác, chế biến thủy sản. Để xây dựng xã đảo Tam Hải thành khu du lịch biển đảo và vùng đệm sinh thái môi trường, Quảng Nam đã mời các nhà khoa học đến từ Viện địa chất Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, các nhà nghiên cứu, giáo sư giảng dạy chuyên ngành địa chất tại các trường đại học trên cả nước tìm hiểu thực tế và xây dựng hồ sơ khoa học để đưa xã đảo Tam Hải tham gia vào mạng lưới Công viên địa chất quốc gia, Công viên địa chất toàn cầu.
Các nhà khoa học thống nhất cho rằng, xã đảo Tam Hải và một số địa điểm lân cận khu vực này xứng đáng trở thành di sản địa chất ở tầm cỡ thế giới. Đây chính là yếu tố quan trọng để tạo nền móng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển đảo một cách bền vững./.
Đoàn Hữu Trung