Đắk Nông hỗ trợ nông dân ứng phó với khô hạn

Đắk Nông hỗ trợ nông dân ứng phó với khô hạn
Một vườn chanh dây, loại cây cần rất nhiều nước tưới tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Một vườn chanh dây, loại cây cần rất nhiều nước tưới tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Tại buôn Buôr, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, đồng bào dân tộc Ê đê tại chỗ đang tập trung tưới nước đợt thứ 5 cho cây cà phê. Theo một số hộ dân, năm nay nắng hạn kéo dài và gay gắt hơn so với các năm trước. Dự kiến người dân sẽ phải bơm nước tưới cà phê ít nhất một đợt nữa thì trời mới mưa.

Một cánh đồng tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Một cánh đồng tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Ông Y Nhiên, một hộ dân trồng cà phê cho biết do nắng hạn kéo dài, chi phí cho việc tưới, chăm sóc cà phê tăng lên nhiều. Trong khi giá cả cà phê nhân chỉ giao động 32.000 – 33.000 đồng/kg nên nông dân gặp khá nhiều khó khăn. Việc tưới nước năm nay thuận lợi hơn mọi năm nhờ nguồn điện được cải tạo, nâng cấp. Tình trạng quá tải điện khi người dân tập trung bơm nước tưới cho cây trồng giảm mạnh so với các năm trước.

Hệ thống tưới nước cho cà phê tại buôn Buôr, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Hệ thống tưới nước cho cà phê tại buôn Buôr, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Cũng theo ông Y Nhiên, tuy nguồn điện ổn định nhưng nông dân vẫn còn nhiều nỗi lo do thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài. Giá cả nhiều mặt hàng phân bón, vật tư nông nghiệp ở mức cao, kể cả giá điện cũng vừa được điều chỉnh tăng mạnh.
Nông dân tưới nước chống hạn cho cây trồng tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Nông dân tưới nước chống hạn cho cây trồng tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Theo Công ty Điện lực Đắk Nông, thời gian qua, ngành điện đã triển khai việc cải tạo đường dây, nâng cấp hệ thống trạm biến áp tại nhiều khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Nhờ đó, hạ tầng điện đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện sản xuất của người dân, không chỉ bơm nước tưới cho các loại cây công nghiệp dài ngày mà còn mở rộng được diện tích trồng các loại rau màu, cây ngắn ngày tại các khu vực vốn bị bỏ hoang do thiếu nước tưới vào mùa nắng.

Nhân viên Chi nhánh điện lực Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hỗ trợ nông dân lắp đặt hệ thống điện để bơm nước chống hạn. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Nhân viên Chi nhánh điện lực Cư Jút, tỉnh Đắk Nông hỗ trợ nông dân lắp đặt hệ thống điện để bơm nước chống hạn. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Tại xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, hàng trăm hộ dân cũng được hưởng lợi khi Chi nhánh huyện Đắk Mil của Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông triển khai việc bơm chuyển nước từ hồ Tây (trung tâm thị trấn Đắk Mil) về hồ Đắk Ken (xã Đắk Lao) để phục vụ bà con bơm nước tưới cà phê. Hơn 100ha cà phê xung quanh khu vực hồ Đắk Ken đã được cung cấp nước chống hạn.

Anh Nguyễn Văn Hùng, ngụ xã Đắk Ken cho biết gia đình tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn nhờ hồ Đắk Ken được “tiếp” nước. Bởi nếu không thì anh cũng như nhiều hộ dân phải khoan giếng hoặc tổ chức việc bơm nước từ những nơi xa hơn về tưới cho cây trồng, chi phí sẽ đội lên khá nhiều.

Một vườn rau được lắp đặt hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước tại xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN
Một vườn rau được lắp đặt hệ thống tưới tự động tiết kiệm nước tại xã Nam Dong, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Hưng Thịnh - TTXVN

Theo ông Lê Viết Thuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông, dự báo đến tháng 4/2019, toàn tỉnh sẽ có khoảng 16 xã thiếu nước cục bộ. Việc bơm chuyển, điều tiết nước giữa các hồ đập thủy lợi đã được ngành nông nghiệp phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông triển khai nhiều nơi trong tỉnh. Đây là giải pháp hiệu quả để phòng chống khô hạn, tiết kiệm chi phí cho người dân.

Hưng Thịnh

Có thể bạn quan tâm