Kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum thời gian qua đã có nhiều khởi sắc, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Với niềm tin tuyệt đối vào Đảng, nhân dân các dân tộc tại Kon Tum luôn nỗ lực vươn lên với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đề ra.
Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.
Những năm qua, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội góp phần ổn định đời sống nhân dân cũng như an ninh, chính trị khu vực biên giới. Trong đó, công trình "Sao sáng buôn, làng" là một trong những hoạt động có hiệu quả thiết thực, mang lại niềm vui cho người dân vùng biên giới Gia Lai.
Hỗ trợ nước sinh hoạt cho người dân vùng dân tộc thiểu số là một trong những chính sách được triển khai thực hiện hiệu quả ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.
Kon Tum là tỉnh có hơn 55% đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chung của tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh đã phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách hướng đến các đối tượng là hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số. Việc làm này đã tạo sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối tượng được vay vốn trên địa bàn tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và thoát nghèo.
Chiều 14/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết chỉ đạo điểm Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” và giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp duy trì, nhân rộng các mô hình điển hình thực hiện Dự án 8.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp cho biết, thời gian qua, việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh được thực hiện đồng bộ hiệu quả, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
Những năm qua, ngoài việc triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp nhiều hộ thoát nghèo bền vững, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng còn quan tâm đến công tác đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc nhằm giúp các em tự tin, hòa nhập và tiếp cận các cơ hội học tập, việc làm trong tương lai.
Để không có vùng lõi nghèo, thực hiện mục tiêu kinh tế phát triển, nhân dân hạnh phúc, những năm qua Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành nhiều Nghị quyết về an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Nghị quyết 06 về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025 ra đời tạo bước đột phá, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh, đặc biệt nâng cao tính kết nối để tỉnh Quảng Ninh trở thành cực tăng trưởng phía Bắc.
Từ ngày 23-24/8, tại thị xã Vĩnh Châu, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao du lịch tỉnh Sóc Trăng lần thứ XVI năm 2024.
Kon Tum là tỉnh có hơn 55% dân số là người dân tộc thiểu số đang sinh sống. Nhằm rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa người người dân tộc thiểu số tại các vùng xâu, vùng xa trên địa bàn, tỉnh Kon Tum đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ, từng bước đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 17/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Nhiều ý kiến đã bày tỏ sự quan tâm tới các vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trên địa bàn đặc thù này.
Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh Quảng Trị là 13,16%, với 23.967 hộ nghèo và cận nghèo, trong đó: số hộ nghèo là 14.040 hộ (chiếm 7,71%), hộ cận nghèo là 9.927 hộ (chiếm 5,45%). Tỉnh Quảng Trị đang đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, phát triển về số lượng, chất lượng và thị trường lao động, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Sa Thầy (Kon Tum) có gần 500 ha đất vườn; trong đó, số hộ dân ở vùng sâu, xa, vùng dân tộc thiểu số có diện tích vườn rộng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, hiệu quả thấp. Trước thực trạng trên, năm 2021, Huyện ủy Sa Thầy có Đề án cải tạo vườn tạp giai đoạn 2021-2025 (đề án số 07). Ngoài mong muốn giúp dân có thêm thu nhập, huyện Sa Thầy còn kỳ vọng thông qua đề án, người dân tham gia sẽ có thay đổi nếp nghĩ cách làm, tự lực vươn lên trong cuộc sống.
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có ba huyện giáp biên giới Campuchia gồm: Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, với đường biên dài hơn 260km. Dân số hơn 1 triệu người, trong đó khoảng 20% là đồng bào dân tộc thiểu số sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Bình Phước đã luôn đề cao, chú trọng trong công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
Ngày 19/3, Tỉnh ủy Lạng Sơn phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, các lực lượng tham gia công việc ở thôn, tổ dân phố trong điều kiện miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”.
Trong không khí dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang cận kề, các đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang nỗ lực mang Tết đến gần hơn cho các em vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn với nhiều sắc màu mang đậm hương vị truyền thống.
Với gần 20% là người dân tộc thiểu số, tỉnh Bình Phước xác định rõ công tác hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng.
Tiểu Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Những năm qua, tình hình đời sống, sản xuất, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước cơ bản ổn định, người dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em”, giai đoạn 2021-2023, đã giải quyết hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là kết quả được đưa ra tại Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Dự án 8, do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn tổ chức chiều 11/1.
Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Khmer chiếm trên 30%. Giai đoạn 2016 - 2023, tỉnh có hơn 2.500 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài, bình quân mỗi năm có trên 400 người xuất khẩu lao động. Tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, phát triển về số lượng, chất lượng và thị trường lao động, góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững ở vùng dân tộc thiểu số.
Lai Châu là tỉnh biên giới với gần 85% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tỉnh đã triển khai các giải pháp nhằm từng bước giảm thiểu tình trạng tảo hôn và xóa bỏ hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Với các chính sách hỗ trợ cho người nghèo tại tỉnh Bình Phước, nhiều hộ dân tộc thiểu số ở huyện biên giới Bù Gia Mập có cơ hội tiếp cận nguồn vốn chính sách, chủ động phát triển kinh tế gia đình, từng bước thoát nghèo bền vững.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 2079/QĐ-UBND về “Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”. Đề án được thực hiện tại 6 huyện nghèo gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân, Bá Thước.
Ngày 22/8, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiên tiến tiêu biểu vùng đồng bào dân tộc thiểu số lần thứ XII, năm 2023.
Ngày 3/7, Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021-2023 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm giai đoạn 2024-2025.
Tại mỗi thôn, làng ở vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Gia Lai nói riêng thường có già làng, trưởng thôn và một số người uy tín trong cộng đồng. Những người này được bà con bầu lên, đại diện tiếng nói chung của mọi người trong cộng đồng.
Để xây dựng làng, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhiều người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ý thức được lợi ích chung và tự nguyện hiến đất, cùng chính quyền địa phương mở những con đường, góp phần tạo bộ mặt nông thôn ngày một khang trang.
Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ đã được tỉnh Thanh Hóa triển khai kịp thời, hiệu quả, tạo điều kiện cho con em các gia đình ở vùng đặc biệt khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới được đến trường. Từ đó, góp phần giúp các nhà trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, hạn chế thấp nhất số học sinh bỏ học, tạo chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.