Tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024. Căn cứ kết quả hiện tại, UBND tỉnh dự kiến đến cuối năm 2025 có 100% số xã và 50% thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, đạt mục tiêu đề ra.
Để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh miền núi, thời gian qua Quảng Ngãi đã tăng cường tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đi khám định kỳ, chăm sóc tốt sức khỏe và đến cơ sở y tế để sinh con; nhất là tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nhiều năm qua, người dân tộc Mông sống tại bản Xa Lung, thuộc xã Mường Lý, huyện biên giới Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa luôn sống trong khó khăn, nghèo đói quanh năm do không có điện lưới quốc gia, đây là vùng đặc biệt khó khăn có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên việc kéo điện đang còn gặp khó khăn. Người dân bản Xa Lung mong một ngày nào đó có điện lưới về bản để thắp sáng, sử dụng những tiện nghi của đời sống giữa núi rừng và phát triển kinh tế tại địa phương.
Được đào tạo bài bản, chính quy, cơ hội rộng mở nhưng nhiều bác sĩ trẻ ở Nghệ An đã không quản ngại khó khăn, gian khổ khi quyết định "bỏ phố về rừng" để giúp đỡ đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Nhiều năm qua, tại các huyện miền núi phía Tây Nghệ An đã tuyển dụng được khá nhiều bác sĩ, giúp các trung tâm y tế thuận lợi bố trí nhân lực chất lượng cao tại đơn vị và các trạm y tế xã, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và hoạt động y tế dự phòng.
Truyền thông và giảm nghèo về thông tin là một trong 7 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (Dự án 6) gồm hai tiểu dự án: Giảm nghèo về thông tin (Tiểu dự án 1) và Truyền thông về giảm nghèo đa chiều (Tiểu dự án 2).
Theo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Vĩnh Phú, đơn vị này vừa tổ chức giao, nhận gạo cho học sinh các trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong những năm qua, từ nguồn vốn của chương trình, địa phương đã triển khai xây dựng, sửa chữa nhiều dự án hạ tầng giao thông. Hệ thống giao thông dần hoàn thiện đã góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của huyện nghèo M’Drắk.
Chiều 13/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo kết quả của Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.
Chiều 18/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt 46 thầy, cô giáo đang công tác ở huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải và các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyển công tác về các huyện, thị xã, thành phố.
Hiệu quả giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái những năm qua đã khơi dậy khát vọng, năng lực vươn lên thoát nghèo của người dân, hướng tới tăng cường hỗ trợ người nghèo một cách đa chiều, toàn diện, bền vững. Ông Đỗ Đức Duy, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái khẳng định, chăm lo giảm nghèo bền vững cho người dân là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Yên Bái. Kết quả giảm nghèo ở tỉnh Yên Bái trong thời gian qua đã giúp cải thiện rõ rệt đời sống người dân và góp phần củng cố thêm niềm tin của đồng bào vào chủ trương, chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước hiện nay.
Ngày 11/1/2022, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện Quyết định số 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “ cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 – 2021 và triển khai nhiệm vụ những năm tiếp theo.
Ngày 5/11, Đoàn công tác của Tỉnh Đoàn Sơn La đã đến làm việc tại xã É Tòng, huyện Thuận Châu theo chương trình triển khai công tác giúp đỡ xã khu vực III, giai đoạn 2021 - 2026...
Để học sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn kịp thời tiếp nhận gạo hỗ trợ trong học kỳ II năm học 2020 - 2021, UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu chính quyền các địa phương có học sinh trong vùng được thụ hưởng khẩn trương hoàn thành việc cấp phát trong ngày 9/4.
Đắk Lắk là tỉnh miền núi, có 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 33,5% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực thực hiện công tác giảm nghèo và đầu tư cho vùng đặc biệt khó khăn nhằm giảm nghèo bền vững, không để hộ nghèo nào bị bỏ lại phía sau.
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đến với các địa phương nghèo, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả thiết thực giúp cải thiện tích cực điều kiện sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Diện mạo nông thôn theo đó cũng đổi thay, khang trang hơn, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội của tỉnh.
Chiều 12/6, tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai của cả nước, với gần 40 dân tộc anh em sinh sống. Do điều kiện địa hình phức tạp, không ít đơn vị hành chính nằm ở các vị trí vùng sâu, vùng xa, điều kiện cơ sở, vật chất thiếu thốn, người dân khó tiếp cận với các dịch vụ ở trung tâm nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, những năm qua, tỉnh Gia Lai đã tập trung, chú trọng xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng; qua đó, nâng cao trình độ nhận thức cũng như đời sống của nhân dân ở các vùng đặc biệt khó khăn.
Để phục vụ hoạt động thẩm tra Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn do Chính phủ trình Quốc hội theo Nghị quyết số 74/2018/QH14, sáng 30/7, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội tổ chức Hội nghị “Tham vấn sáng kiến xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn”.
Hai huyện miền núi A Lưới và Nam Đông của tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tích cực hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, biên giới xây dựng nông thôn mới.
Ngày 18/4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trao tặng xe ô tô thư viện lưu động đa phương tiện cho 8 thư viện tỉnh: Lạng Sơn, Điện Biên, Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Bình, Lâm Đồng và Cà Mau.
Trong thời gian qua, tại một số xã biên giới, xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Lai Châu, do nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài và hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu lao động hoặc bố mẹ đi làm xa nên không quan tâm đến việc học hành của con cái.
Chiều 12/11, buổi gặp mặt, tri ân 64 thầy cô giáo tiêu biểu đang công tác tại điểm trường thuộc 62 huyện nghèo của cả nước đã diễn ra tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 thuộc chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô năm 2015" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa giao các Bộ, ngành liên quan rà soát và hoàn thiện các chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn.