Xây dựng cánh đồng mía mẫu
Niên vụ mía 2016 – 2017, toàn huyện Cù Lao Dung trồng hơn 6.500 ha diện tích mía. Niên vụ 2017 – 2018, toàn huyện đã trồng hơn 6.200 ha; trong đó, hai xã Đại Ân 1 và An Thạnh 2 được quy hoạch xây dựng cánh đồng mía mẫu với tổng diện tích gần 52 ha và 44 hộ tham gia.
Tham gia cánh đồng mía mẫu, người dân sẽ sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía, sử dụng giống mía và kỹ thuật, quy trình canh tác theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Đổi lại, người dân được hỗ trợ và hưởng lợi nhiều phía về chi phí, kỹ thuật, giống.
Cụ thể, tham gia cánh đồng mía mẫu, người dân sẽ được huyện hỗ trợ 30% chi phí giống và chi phí nạo vét kênh mương, cải tạo đồng ruộng đầu vụ. Công ty mía đường Sóc Trăng và Công ty mía đường Cần Thơ hỗ trợ người dân 50% chi phí mua máy móc để thực hiện cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, hai công ty sẽ hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Ngành nông nghiệp huyện Cù Lao Dung cũng phối hợp với trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật, quy trình canh tác và cách bón phân cân đối, hợp lý. Địa phương cũng tìm, chọn đầu mối cung cấp phân bón chất lượng chuyên về cây mía để giới thiệu cho người dân. Bên cạnh đó, huyện Cù Lao Dung đã đầu tư nạo vét kênh thủy lợi để phục vụ cho người dân tưới, vận chuyển ở hai cánh đồng mía mẫu.
Ông Lâm Hồng Quân, người dân xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, gia đình ông có hơn 1,7 ha đất trồng mía. Mấy năm nay lời ít lỗ nhiều. Trước nay, gia đình tự lo, tự làm tự hưởng. Tham gia cánh đồng mía mẫu được huyện hỗ trợ tiền cải tạo đất, tiền giống và kỹ thuật, tập huấn định kỳ. Gia đình hy vọng sẽ nhẹ chi phí sản xuất, giảm nhu cầu sử dụng nhân công lao động và có hiệu quả ổn định từ cây mía.
Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong xây dựng cánh đồng mía mẫu, ngành nông nghiệp đặc biệt khuyến cáo người dân sử dụng giống Khon Kean3. Đây là giống mía có năng suất, trữ lượng cao và thích ứng với điều kiện nắng hạn của địa phương.
Chuyển đổi sang trồng cây ăn trái
Cù Lao Dung là một trong những địa phương của tỉnh Sóc Trăng có thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây ăn trái quanh năm. Trong niên vụ mía 2017 – 2018, một số xã như An Thạnh 1, An Thạnh Đông, An Thạnh Tây và thị trấn Cù Lao Dung được ngành nông nghiệp chọn để vận động, hỗ trợ chi phí giống cho người dân chuyển đổi từ trồng mía sang trồng một số loại cây ăn trái như bưởi da xanh, xoài cát chu, thanh long, nhãn, dừa,…
Ở một số xã còn lại như An Thạnh Nam là vùng nước lợ, mặn, phù hợp cho nuôi tôm, trồng màu như ớt, môn, bí đỏ được huyện vận động người dân chuyển diện tích sản xuất mía kém hiệu quả sang hướng sản xuất phù hợp. Những diện tích xa đường vận chuyển, khó khăn trong khuân vác cũng được huyện vận động người dân chuyển sang trồng màu hoặc trồng cây ăn trái.
Hiện nay, chủ trương của huyện đã được một số xã triển khai sâu rộng đến người dân. Xã An Thạnh 1 chủ trương giảm ít nhất diện tích mía trên địa bàn, tập trung trồng dừa, thanh long,… kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn. Năm nay, xã An Thạnh 1 được huyện phân bổ, đầu tư chi phí cho gần 11 ha thanh long. Hiện 9 ha đã được người dân chuyển đổi trồng mía sang trồng thanh long, gần 2 ha còn lại cũng được người dân đăng ký trồng mới.
Là hộ đã gắn bó nhiều năm với cây mía, ông Huỳnh Văn Dũng ở ấp An Thường, xã An Thạnh 1 thấy không hiệu quả nên chuyển toàn bộ hơn 1 ha đất sang trồng thanh long. Theo ông Dũng, trồng mía lợi nhuận không cao, nhân công lao động không có nên rất vất vả. Trồng thanh long chỉ sau 1 năm là thu hoạch. Thanh long giá cao, từ 20.000 đồng/kg vào mùa thu hoạch rộ đến 50.000 đồng/kg vào mùa thu hoạch nghịch. Mỗi năm, thanh long cho thu 8 lứa, với 1.600 gốc hiện có, gia đình ông thu lợi nhuận cao, không bấp bênh như trồng mía.
Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, khả năng niên vụ mía 2017 – 2018 người dân tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi đầu năm 2018, các nước thành viên ASEAN lưu thông, tự do nhập mía đường vào Việt Nam, sức cạnh tranh sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, bài toán về khan hiếm nhân công lao động vẫn là trở ngại lớn đối với người trồng mía trên địa bàn. Chính vì vậy, chủ trương quy hoạch cánh đồng mía mẫu và chuyển đổi diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng màu, nuôi tôm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương là cần thiết trong lúc này.
Giảm diện tích trồng mía, tìm giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững cũng là hướng đi phù hợp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Với những giải pháp địa phương đưa ra và đang triển khai thực hiện, hy vọng niên vụ mía 2017 – 2018 sẽ mở ra một thời kỳ ổn định cho người trồng mía Cù Lao Dung, vừa giữ được cây trồng quan trọng, đặc trưng của vùng, vừa giải quyết bài toán về nhân công, trữ lượng đường hay giá cả cho người dân./.
Niên vụ mía 2016 – 2017, toàn huyện Cù Lao Dung trồng hơn 6.500 ha diện tích mía. Niên vụ 2017 – 2018, toàn huyện đã trồng hơn 6.200 ha; trong đó, hai xã Đại Ân 1 và An Thạnh 2 được quy hoạch xây dựng cánh đồng mía mẫu với tổng diện tích gần 52 ha và 44 hộ tham gia.
Tham gia cánh đồng mía mẫu, người dân sẽ sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất mía, sử dụng giống mía và kỹ thuật, quy trình canh tác theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp. Đổi lại, người dân được hỗ trợ và hưởng lợi nhiều phía về chi phí, kỹ thuật, giống.
Cụ thể, tham gia cánh đồng mía mẫu, người dân sẽ được huyện hỗ trợ 30% chi phí giống và chi phí nạo vét kênh mương, cải tạo đồng ruộng đầu vụ. Công ty mía đường Sóc Trăng và Công ty mía đường Cần Thơ hỗ trợ người dân 50% chi phí mua máy móc để thực hiện cơ giới hóa, giảm chi phí sản xuất. Ngoài ra, hai công ty sẽ hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân.
Mùa thu hoạch mía ở Cù Lao Dung, Sóc Trăng. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN |
Ngành nông nghiệp huyện Cù Lao Dung cũng phối hợp với trường Đại học Cần Thơ hỗ trợ, hướng dẫn người dân kỹ thuật, quy trình canh tác và cách bón phân cân đối, hợp lý. Địa phương cũng tìm, chọn đầu mối cung cấp phân bón chất lượng chuyên về cây mía để giới thiệu cho người dân. Bên cạnh đó, huyện Cù Lao Dung đã đầu tư nạo vét kênh thủy lợi để phục vụ cho người dân tưới, vận chuyển ở hai cánh đồng mía mẫu.
Ông Lâm Hồng Quân, người dân xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, gia đình ông có hơn 1,7 ha đất trồng mía. Mấy năm nay lời ít lỗ nhiều. Trước nay, gia đình tự lo, tự làm tự hưởng. Tham gia cánh đồng mía mẫu được huyện hỗ trợ tiền cải tạo đất, tiền giống và kỹ thuật, tập huấn định kỳ. Gia đình hy vọng sẽ nhẹ chi phí sản xuất, giảm nhu cầu sử dụng nhân công lao động và có hiệu quả ổn định từ cây mía.
Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong xây dựng cánh đồng mía mẫu, ngành nông nghiệp đặc biệt khuyến cáo người dân sử dụng giống Khon Kean3. Đây là giống mía có năng suất, trữ lượng cao và thích ứng với điều kiện nắng hạn của địa phương.
Chuyển đổi sang trồng cây ăn trái
Cù Lao Dung là một trong những địa phương của tỉnh Sóc Trăng có thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây ăn trái quanh năm. Trong niên vụ mía 2017 – 2018, một số xã như An Thạnh 1, An Thạnh Đông, An Thạnh Tây và thị trấn Cù Lao Dung được ngành nông nghiệp chọn để vận động, hỗ trợ chi phí giống cho người dân chuyển đổi từ trồng mía sang trồng một số loại cây ăn trái như bưởi da xanh, xoài cát chu, thanh long, nhãn, dừa,…
Ở một số xã còn lại như An Thạnh Nam là vùng nước lợ, mặn, phù hợp cho nuôi tôm, trồng màu như ớt, môn, bí đỏ được huyện vận động người dân chuyển diện tích sản xuất mía kém hiệu quả sang hướng sản xuất phù hợp. Những diện tích xa đường vận chuyển, khó khăn trong khuân vác cũng được huyện vận động người dân chuyển sang trồng màu hoặc trồng cây ăn trái.
Hiện nay, chủ trương của huyện đã được một số xã triển khai sâu rộng đến người dân. Xã An Thạnh 1 chủ trương giảm ít nhất diện tích mía trên địa bàn, tập trung trồng dừa, thanh long,… kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn. Năm nay, xã An Thạnh 1 được huyện phân bổ, đầu tư chi phí cho gần 11 ha thanh long. Hiện 9 ha đã được người dân chuyển đổi trồng mía sang trồng thanh long, gần 2 ha còn lại cũng được người dân đăng ký trồng mới.
Là hộ đã gắn bó nhiều năm với cây mía, ông Huỳnh Văn Dũng ở ấp An Thường, xã An Thạnh 1 thấy không hiệu quả nên chuyển toàn bộ hơn 1 ha đất sang trồng thanh long. Theo ông Dũng, trồng mía lợi nhuận không cao, nhân công lao động không có nên rất vất vả. Trồng thanh long chỉ sau 1 năm là thu hoạch. Thanh long giá cao, từ 20.000 đồng/kg vào mùa thu hoạch rộ đến 50.000 đồng/kg vào mùa thu hoạch nghịch. Mỗi năm, thanh long cho thu 8 lứa, với 1.600 gốc hiện có, gia đình ông thu lợi nhuận cao, không bấp bênh như trồng mía.
Ông Đồ Văn Thừa, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm, khả năng niên vụ mía 2017 – 2018 người dân tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi đầu năm 2018, các nước thành viên ASEAN lưu thông, tự do nhập mía đường vào Việt Nam, sức cạnh tranh sẽ rất cao.
Bên cạnh đó, bài toán về khan hiếm nhân công lao động vẫn là trở ngại lớn đối với người trồng mía trên địa bàn. Chính vì vậy, chủ trương quy hoạch cánh đồng mía mẫu và chuyển đổi diện tích trồng mía kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trồng màu, nuôi tôm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của từng địa phương là cần thiết trong lúc này.
Giảm diện tích trồng mía, tìm giải pháp phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững cũng là hướng đi phù hợp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng. Với những giải pháp địa phương đưa ra và đang triển khai thực hiện, hy vọng niên vụ mía 2017 – 2018 sẽ mở ra một thời kỳ ổn định cho người trồng mía Cù Lao Dung, vừa giữ được cây trồng quan trọng, đặc trưng của vùng, vừa giải quyết bài toán về nhân công, trữ lượng đường hay giá cả cho người dân./.
Hoài Thu