Vân Hồ bảo tồn nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông

Đồng bào Mông ở huyện Vân Hồ (Sơn La) luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục thổ cẩm của dân tộc. Ảnh: Quang Quyết
Đồng bào Mông ở huyện Vân Hồ (Sơn La) luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục thổ cẩm của dân tộc. Ảnh: Quang Quyết

Là vùng đất đa sắc màu văn hóa, thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục luôn được huyện Vân Hồ (Sơn La) đặc biệt quan tâm.

Vân Hồ bảo tồn nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông ảnh 1Trước đây, trang phục của đồng bào Mông được làm bằng vải lanh. Hiện nghề trồng lanh dệt vải bị mai một nên đồng bào Mông dùng vải dệt công nghiệp nhưng cách tạo hoa văn, thêu, trang trí các họa tiết vẫn theo lối truyền thống. Ảnh: Quang Quyết

Xã Lóng Luông có 83,6% là đồng bào dân tộc Mông. Phụ nữ dân tộc Mông ở đây vẫn giữ được phong tục may, thêu và sử dụng trang phục trong cuộc sống hàng ngày.

Vân Hồ bảo tồn nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông ảnh 2Đồng bào Mông ở huyện Vân Hồ (Sơn La) luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục thổ cẩm của dân tộc. Ảnh: Quang Quyết

Vào dịp giáp Tết, phụ nữ Mông lại tập trung may, thêu trang phục cho bản thân, gia đình hoặc bán cho du khách. Chị Tráng Thị Dua ở bản Pa Kha cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm nghề thêu, may. Vào dịp Tết Độc lập, Tết cổ truyền, có ngày tôi bán được gần 100 bộ trang phục với giá 1 - 2 triệu đồng/bộ. Tôi dự định thành lập nhóm thêu, may từ 15 đến 20 phụ nữ trong bản để tạo công ăn việc làm cho chị em”.

Vân Hồ bảo tồn nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông ảnh 3Từ nhiều năm nay, gia đình chị Tráng Thị Dua ở bản Pa Kha, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) đã làm nghề thêu, may trang phục dân tộc mình. Ảnh: Quang Quyết

Theo bà Nguyễn Thị Lư, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Hồ, đồng bào Mông chiếm khoảng 30% dân số toàn huyện. Vì vậy, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc sẽ mở ra những cơ hội phát triển mới cho huyện. Vân Hồ đang tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa của đồng bào.

Quang Quyết

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm