Nằm ở cửa ngõ khu vực Tây Bắc, Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc sắc riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú. Một trong những dân tộc gìn giữ nhiều bản sắc văn hóa độc đáo phải kể đến dân tộc Dao.
Từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND xã Hải Yến và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc mở Lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình (Nùng Cúm Cọt) tại xã cho 28 học viên nữ với những kỹ thuật dệt vải, dệt thổ cẩm, thực hành thêu các họa tiết trên trang phục truyền thống, khăn đội đầu, túi xách và một số sản phẩm lưu niệm. Lớp truyền dạy nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với việc liên kết, thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Nà Bủng là xã biên giới thuộc huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) với gần 100% đồng bào Mông sinh sống. Tại đây, nhiều chị em phụ nữ trong xã đã thành lập mô hình thêu may trang phục dân tộc Mông nhằm thu nạp, tập hợp những chị em biết thêu thùa, may vá trong xã. Mục tiêu vừa tạo ra sản phẩm, giúp phụ nữ có thêm nguồn thu nhập cho gia đình, vừa duy trì, bảo tồn nghề truyền thống với những nét hoa văn chủ đạo của dân tộc mình.
Là vùng đất đa sắc màu văn hóa, thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục luôn được huyện Vân Hồ (Sơn La) đặc biệt quan tâm.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có nghề thêu may trang phục của đồng bào dân tộc Mông luôn được huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm.